Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 350077
Khi nói về tính chất của tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.
- B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại cùng có bản chất sóng điện từ.
- C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là các bức xạ không nhìn thấy.
- D. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia tử ngoại.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 350081
Bức xạ có bước sóng khoảng từ 10-9 m đến 4.10-7 m là sóng nào dưới đây:
- A. Tia Rơnghen
- B. Ánh sáng nhìn thấy
- C. Tia tử ngoại
- D. Tia hồng ngoại
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 350084
Chọn phát biểu sai:
- A. Qua phép phân tích bằng quang phổ, người ta xác định được thành phần cấu tạo của các chất
- B. Quang phổ của mặt trời là quang phổ vạch hấp thụ
- C. Giữa các vùng sóng điện từ được phân chia theo thang sóng điện từ không có ranh giới rõ rệt.
- D. Quang phổ liên tục hoàn toàn giống nhau ở mọi nhiệt độ.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 350087
Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:
- A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
- B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.
- C. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
- D. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 350088
Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì
- A. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.
- B. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.
- C. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.
- D. so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 350092
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục.
- B. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch.
- C. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
- D. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 350097
Chọn câu trả lời đúng
Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn phát ra hai sóng:
- A. Có cùng tần số.
- B. Đồng pha
- C. Đơn sắc và có hiệu số pha ban đầu của chúng thay đổi chậm.
- D. Có cùng tần số và hiệu số pha ban đầu của chúng không đổi.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 350098
Phát biểu nào sau đây là sai, khi nói về hiện tượng quang - phát quang?
- A. Sự huỳnh quang và lân quang thuộc hiện tượng quang - phát quang.
- B. Khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại, chất lỏng fluorexêin (chất diệp lục) phát ra ánh sáng huỳnh quang màu lục.
- C. Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng lớn hơn bước sóng của ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ.
- D. Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 350101
Một tấm kim loại có giới hạn quang điện là 0,6 μm được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng 0,3 μm thì các quang êlectron có vận tốc ban đầu cực đại là V m/s. Để các quang êlectron có vận tốc ban đầu cực đại là 2V m/s thì phải chiếu tấm đó bằng ánh sáng có bước sóng bằng
- A. 0,28 μm.
- B. 0,24 μm.
- C. 0,21 μm.
- D. 0,12 μm.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 350106
Lần lượt chiếu vào bề mặt một kim loại các bức xạ điện từ có bước sóng λ1 = λ0/3 và λ2 = λ0/9; λ0 là giới hạn quang điện của kim loại làm catốt. Tỷ số tốc độ ban đầu của quang e tương ứng với các bước sóng λ1 và λ2 là
- A. v1/v2 = 4.
- B. v1/v2 = 1/2.
- C. v1/v2 = 2.
- D. v1/v2 = 1/4.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 350108
Chiếu một bức xạ có bước sóng λ = 0,18µm vào một quả cầu kim loại có giới hạn quang điện λ0 = 0,3µm đặt xa các vật khác. Quả cầu được tích điện đến điện thế cực đại bằng bao nhiêu?
- A. 2,76 V.
- B. 0,276 V.
- C. – 2,76 V.
- D. – 0,276 V.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 350131
Phát biểu nào dưới khi nói về ánh sáng trắng và đơn sắc là không đúng?
- A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
- B. Chiếu suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau.
- C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc qua lăng kính.
- D. Khi các ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 350132
Một chùm ánh sáng đơn sắc, sau khi đi qua lăng kính thuỷ tinh thì:
- A. không bị lệch và không đổi màu.
- B. chỉ đổi màu mà không bị lệch.
- C. chỉ bị lệch mà không đổi màu.
- D. vừa bị lệch, vừa đổi màu.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 350134
Hiện tượng tán sắc chỉ xảy ra
- A. với lăng kính thuỷ tinh.
- B. với các lăng kính chất rắn hoặc lỏng.
- C. ở mặt phân cách hai môi trường khác nhau.
- D. ở mặt phân cách một môi trường rắn hoặc lỏng với chân không (hoặc không khí).
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 350135
Hiện tượng tán sắc xảy ra do ánh sáng trắng là một hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau và còn do nguyên nhân nào dưới đây?
- A. Lăng kính bằng thuỷ tinh.
- B. Lăng kính có góc chiết quang quá lớn.
- C. Lăng kính không đặt ở góc lệch cực tiểu.
- D. Chiết suất của mọi chất (trong đó có thuỷ tinh) phụ thuộc bước sóng của ánh sáng.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 350136
Chiết suất phụ thuộc vào bước sóng:
- A. xảy ra với mọi chất rắn, lỏng, hoặc khí.
- B. chỉ xảy ra với chất rắn và chất lỏng.
- C. chỉ xảy ra với chất rắn.
- D. là hiện tượng đặc trưng của thuỷ tinh.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 350137
Cho các ánh sáng sau:
I. Ánh sáng trắng.
II. Ánh sáng đỏ.
III. Ánh sáng vàng.
IV. Ánh sáng tím.
Sắp xếp giá trị bước sóng theo thứ tự tăng dần?
- A. I, II, III.
- B. IV, III, II.
- C. I, II, IV.
- D. I, III, IV.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 350138
Cho các ánh sáng sau:
I. Ánh sáng trắng.
II. Ánh sáng đỏ.
III. Ánh sáng vàng.
IV. Ánh sáng tím.
Cặp ánh sáng nào có bước sóng tương ứng là 0,589μμm và 0,400μμm?
- A. III, IV.
- B. II, III.
- C. I, II.
- D. IV, I.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 350140
Trong thí nghiệm của Niu-tơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh:
- A. sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc.
- B. lăng kính không làm biến đổi màu của ánh sáng qua nó.
- C. ánh sáng Mặt Trời không phải là ánh sáng đơn sắc.
- D. dù ánh sáng có màu gì thì khi đi qua lăng kính đều bị lệch về phía đáy của lăng kính.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 350142
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
- B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.
- C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
- D. Khi chiếu một chùm ánh sáng Mặt Trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 350144
Một chùm ánh sáng Mặt Trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng:
- A. có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
- B. có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
- C. có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc
- D. có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 350145
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Cho các chùm ánh sáng sau: trắng, đỏ, vàng, tím.
- A. Ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
- B. Chiếu ánh sáng trắng vào máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục.
- C. Mỗi chùm ánh sáng trên đều có một bước sóng xác định.
- D. Ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất nên chiết suất của lăng kính đối với nó lớn nhất.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 350146
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng Mặt Trời trong thí nghiệm của Niu-tơn là:
- A. thủy tinh đã nhuộm màu cho chùm ánh sáng Mặt Trời.
- B. chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.
- C. lăng kính có tác dụng làm biến đổi màu chùm ánh sáng Mặt Trời.
- D. chùm ánh sáng Mặt Trời đã bị nhiễu loạn khi đi qua lăng kính.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 350148
Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A = 80 theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m. Trên màn E ta thu được hai vết sáng. Sử dụng ánh sáng vàng, chiết suất của lăng kính là 1,65 thì góc lệch của tia sáng là:
- A. 4,00.
- B. 5,20
- C. 6,30.
- D. 7,80.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 350149
Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng trắng song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A = 80 theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m. biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,61 và đối với ánh sáng tím là 1,68 thì bề rộng dải quang phổ trên màn E là:
- A. 1,22 cm.
- B. 1,04 cm.
- C. 0,97 cm.
- D. 0,83 cm.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 350151
Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A = 8o theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m. Trên màn E ta thu được hai vết sáng. Sử dụng ánh sáng vàng, chiết suất của lăng kính là 1,65 thì khoảng cách giữa hai vết sáng trên màn là
- A. 9,1 cm.
- B. 8,46 cm.
- C. 8,02 cm.
- D. 7,68 cm.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 350152
Để hai sóng cùng tần số truyền theo một chiều giao thoa được với nhau, thì chúng phải có điều kiện nào sau đây?
- A. Cùng biên độ và cùng pha.
- B. Cùng biên độ và ngược pha.
- C. Cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
- D. Hiệu số pha không đổi theo thời gian.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 350153
Trong thí nghiệm khe Y-âng nếu che một trong hai khe thì:
- A. tại vân sáng giảm đi một nửa, tại vân tối bằng 0.
- B. tại vân sáng giảm đi một nửa, tại vân tối bằng vân tối.
- C. tại mọi điểm trên màn đều bằng 1/4 độ sáng của vân sáng (trước khi che).
- D. tại cả vân sáng và vân tối đều bằng 1/4 độ sáng của vân sáng (trước khi che).
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 350155
Chiết suất của môi trường:
- A. như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.
- B. lớn đối với những ánh sáng có màu đỏ
- C. lớn đối với những ánh sáng có màu tím.
- D. nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng đơn sắc truyền qua.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 350157
Trong thí nghiệm khe Y-âng, năng lượng ánh sáng:
- A. không được bảo toàn, vì vân sáng lại sáng hơn nhiều so với khi không giao thoa.
- B. không được bảo toàn vì, ở chỗ vân tối là bóng tối không có ánh sáng.
- C. vẫn được bảo toàn, vì ở chỗ các vân tối một phần năng lượng ánh sáng bị mất do nhiễu xạ.
- D. vẫn được bảo toàn, nhưng được phân bố lại, ở chỗ vân tối được phân bố lại cho vân sáng.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 350158
Để hai sóng ánh sáng kết hợp, có bước sóng λ tăng cường lẫn nhau, thì hiệu đường đi của chúng phải:
- A. bằng 0.
- B. bằng kλ, (với k = 0, +1, +2…).
- C. bằng \(\left( {k - \frac{1}{2}} \right)\lambda \) (với k = 0, +1, +2…).
- D. bằng \(\left( {k\lambda + \frac{\lambda }{4}} \right)\) (với k = 0, +1, +2…).
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 350160
Cho các ánh sáng sau:
I. Ánh sáng trắng.
II. Ánh sáng đỏ.
III. Ánh sáng vàng.
IV. Ánh sáng tím.
Khi thực hiện giao thoa ánh sáng đối với ánh sáng II. III và IV, hình ảnh giao thoa của loại nào có khoảng vân nhỏ nhất và lớn nhất?
- A. II, III.
- B. II, IV.
- C. III, IV.
- D. IV, II.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 350163
Sự phụ thuộc của chiết suất vào môi trường trong suốt, vào bước sóng ánh sáng được theo công thức n = A + B/λ2 . Đối với nước, ứng với tia đỏ λđ = 0,759 μm chiết suất là 1,329, còn ứng với tia tím λt = 0,405 μm thì có chiết suất 1,343. Hằng số A và B có giá trị là:
- A. A = 1,3234 ; B = 0,0032
- B. A = 13,234 và B = 0,0032
- C. A = 13,234 ; B = 0,032
- D. A = 1,3234 ; B = 0,32
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 350165
Một bể nước sâu 1,2m. Một chùm ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mặt nước dưới góc tới i sao cho sini = 0,8. Chiết suất của nước đối với ánh sáng màu đỏ là 1,331 và đối với ánh sáng tím là 1,343. Tính bề rộng của dải quang phổ dưới đáy bể.
- A. 16,25 mm
- B. 15,73 mm
- C. 13,4 mm
- D. 11,5 mm
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 350166
Chiếu một chùm ánh sáng trắng từ không khí vào khối thuỷ tinh với góc tới 80o80o. Biết chiết suất của thuỷ tinh với ánh sáng đỏ là 1,6444 và với ánh sáng tím là 1,6852. Góc lớn nhất giữa các tia khúc xạ là:
- A. 2,030
- B. 1,330
- C. 1,030
- D. 0,930
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 350167
Một lăng kính có góc chiết quang A = 8o8o. Chiếu một chùm ánh sáng trắng vào mặt bên, gần góc chiết quang của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Sau lăng kính, người ta đặt màn quan sát song song với mặt phân giác của lăng kính và cách mặt phân giác này 1,5m. Biết chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là 1,50 và đối với tia tím là 1,54. Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn là:
- A. 8,42 mm
- B. 7,63 mm
- C. 6,28mm
- D. 5,34mm
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 350168
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn bằng 2 mm. Tại điểm M có toạ độ 15,5 mm có vị trí:
- A. thuộc vân tối bậc 8.
- B. nằm chính giữa vân tối thứ 8 và vân sáng bậc 8.
- C. thuộc vân sáng bậc 8.
- D. nằm chính giữa vân tối bậc 8 và vân sáng bậc 8.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 350169
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 4 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8 mm. Toạ độ của vân sáng bậc 3 là:
- A. ± 9,6 mm.
- B. ± 4,8 mm.
- C. ± 3,6 mm.
- D. ± 2,4 mm.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 350170
Một thí nghiệm Y-âng được tiến hành đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,48 μm và λ2 = 0,64 μm. Khoảng cách giữa hai khe sáng là 1 mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn quan sát là 1,5 m. Giao thoa quan sát trên một vùng rộng 2 cm đối xứng về hai phía của vân trung tâm. Tính số vị trí có sự trùng nhau của các vân sáng.
- A. 6
- B. 7
- C. 5
- D. 13
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 350172
Thực hiện giao thoa ánh sáng với nguồn gồm hai thành phần đơn sắc nhìn thấy có bước sóng λ1 = 0,64 μm; λ2. Trên màn hứng các vân giao thoa, giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được 11 vân sáng. Trong đó, số vân của bức xạ λ1 và của bức xạ λ2 lệch nhau 3 vân, bước sóng của λ2 là:
- A. 0,4 μm
- B. 0,45 μm
- C. 0,72 μm
- D. 0,54 μm