Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 346312
Trên đất giàu mùn, giàu đạm cây lúa dễ mắc bệnh nào sau đây?
- A. Bệnh khô vằn
- B. Bệnh đục thân
- C. Bệnh tiêm lửa
- D. Bệnh đạo ôn
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 346316
Trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, biện pháp nào dưới đây thuộc biện pháp kĩ thuật?
- A. Gieo trồng đúng thời vụ
- B. Sử dụng thiên địch
- C. Phun thuốc hóa học
- D. Bắt bằng vợt
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 346317
Nguyên lí nào không đúng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
- A. Trồng cây khỏe
- B. Bón thật nhiều dinh dưỡng cho cây
- C. Thăm đồng thường xuyên
- D. Nông dân trở thành chuyên gia
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 346319
Vì sao sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật có khả năng tiêu diệt nhiều loại sâu, bệnh hại?
- A. Thuốc có phổ độc rất rộng
- B. Thuốc có phổ độc hẹp
- C. Thuốc bị phân huỷ nhanh trong môi trường
- D. Thuốc có thời gian cách ly dài
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 346320
Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật không hợp lý sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quần thể sinh vật?
- A. Phá vỡ thế cân bằng đã ổn định của quần thể sinh vật
- B. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- C. Tồn dư trong nông sản
- D. Tích lũy trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 346321
Để sản xuất ra chế phẩm virut trừ sâu, người ta gây nhiễm vi rút đa nhân diện trên đối tượng nào sau đây?
- A. Sâu trưởng thành
- B. Sâu non
- C. Nấm phấn trắng
- D. Vi khuẩn Baccillus
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 346322
Chế phẩm Bt là gì?
- A. Chế phẩm thảo mộc trừ sâu
- B. Chế phẩm nấm trừ sâu
- C. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu
- D. Chế phẩm virus trừ sâu
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 346323
Trong quá trình bảo quản nông sản đã làm khô, độ ẩm không khí quá cao sẽ tác động như thế nào đến sản phẩm?
- A. Nông sản bị cứng lại
- B. Nông sản không bị tác động
- C. Nông sản tăng giá trị dinh dưỡng
- D. Nông sản bị ẩm trở lại
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 346324
Bảo quản nông, lâm, thủy sản nhằm mục đích gì?
- A. Duy trì đặc tính ban đầu của sản phẩm, hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng của chúng
- B. Duy trì và nâng cao đặc tính ban đầu của sản phẩm
- C. Duy trì và nâng cao chất lượng của sản phẩm
- D. Hạn chế tổn thất về số lượng của chúng
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 346325
Thời gian bảo quản ngắn hạn kéo dài trong bao lâu?
- A. Dưới 1 năm
- B. Trên 1 năm
- C. Dưới 5 năm
- D. Dưới 20 năm
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 346326
Bảo quản củ giống trong điều kiện lạnh cần đảm bảo ở mức nhiệt độ và độ ẩm nào?
- A. Nhiệt độ 00C đến 50C, độ ẩm 50% đến 60%
- B. Nhiệt độ 00C đến 50C, độ ẩm 85% đến 90%
- C. Nhiệt độ 100C đến 150C, độ ẩm 85% đến 90%
- D. Nhiệt độ 100C đến 150C, độ ẩm 50% đến 60%
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 346327
Phương pháp bảo quản đổ rời, thông gió tự nhiên hay thông gió tích cực có cào đảo thường gắn liền phương tiện bảo quản nào?
- A. Nhà kho, kho silo
- B. Kho silo, chum
- C. Chum, nhà kho
- D. Nhà kho, thùng phuy
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 346328
Rau, củ quả tươi được bảo quản bằng phương pháp lạnh thích hợp ở mức nhiệt độ nào?
- A. 200C đến 250C
- B. 100C đến 200C
- C. -50C đến 150C
- D. -150C đến 100C
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 346329
Trong quy trình chế biến gạo từ thóc, sau công đoạn tách trấu gạo thu được còn vỏ cám được gọi là gạo gì?
- A. Gạo tám
- B. Gạo tẻ
- C. Gạo lật (gạo lức)
- D. Gạo tấm
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 346330
Trong quy trình chế biến cà phê bằng phương pháp ướt, cà phê sau khi xát bỏ vỏ trấu được gọi là gì?
- A. Cà phê thóc
- B. Cà phê thóc thành phẩm
- C. Cà phê bột
- D. Cà phê nhân
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 346331
Diệt men là công đoạn thứ mấy trong quy trình chế biến chè xanh?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 346332
Trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, biện pháp nào không an toàn với môi trường và con người?
- A. Biện pháp kỹ thuật
- B. Biện pháp hóa học
- C. Biện pháp cơ giới, vật lý
- D. Biện pháp sinh học
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 346333
Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật nên sử dụng thuốc khi nào?
- A. Trước khi gieo trồng
- B. Phát hiện sâu, bệnh hại trên đồng ruộng
- C. Dịch hại tới ngưỡng gây hại
- D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 346334
Tại sao nói tồn dư thuốc hóa học bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và vật nuôi?
- A. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật bị phân huỷ trong nông sản và đi vào các sinh vật khác cuối cùng vào cơ thể con người
- B. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật tồn dư trong đất, nước và đi vào các sinh vật khác cuối cùng vào cơ thể con người
- C. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật bị phân huỷ trong môi trường và đi vào các sinh vật khác cuối cùng vào cơ thể con người
- D. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật làm cây trồng sản sinh ra chất độc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và vật nuôi
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 346335
Hoạt động nào sau đây là chế biến nông, lâm, thủy sản?
- A. Phun hóa chất lên quả
- B. Làm măng ngâm dấm
- C. Cất khoai trong chum
- D. Ngâm tre dưới nước
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 346336
Công đoạn làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống nhằm mục đích gì?
- A. Làm giảm độ ẩm trong hạt
- B. Diệt mầm bệnh
- C. Diệt vi khuẩn
- D. Làm tăng độ ẩm trong hạt
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 346337
Trong quy trình bảo quản hạt giống, công đoạn phân loại và làm sạch có tác dụng gì?
- A. Loại bỏ tạp chất vô cơ, hữu cơ
- B. Loại bỏ hạt bị vỡ, bị sâu bệnh
- C. Tẽ hạt và loại bỏ hạt bị vỡ, bị sâu bệnh
- D. Loại bỏ tạp chất vô cơ, hữu cơ và hạt bị vỡ, bị sâu bệnh
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 346338
Tại sao trong điều kiện lạnh, rau quả được bảo quản tốt hơn?
- A. Hoạt động sống của rau, quả tăng lên
- B. Làm tăng cường độ hô hấp của rau, quả
- C. Hoạt động sống của rau, quả và các sinh vật hại bị chậm lại
- D. Hoạt động sống của rau, quả bị giảm
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 346339
Công đoạn xử lý nhiệt trong quy trình chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp có tác dụng gì?
- A. Không có tác dụng
- B. Làm mất hoạt tính các loại enzim
- C. Làm nhỏ nguyên liệu
- D. Diệt sinh vật
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 346340
Thao tác nào sai khi bảo quản rau, quả tươi bằng phương pháp lạnh?
- A. Làm sạch
- B. Bao gói
- C. Rửa sạch để ráo nước
- D. Ngâm vào nước muối, để ráo nước
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 346341
Trong quy trình chế biến chè xanh, khi thu hái nguyên liệu búp chè phải đạt tiêu chuẩn nào?
- A. 1 tôm 2 lá non
- B. 1 tôm 3 lá non
- C. 1 tôm 4 lá non
- D. 1 tôm 5 lá non
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 346342
Trong quy trình chế biến cà phê bằng phương pháp ướt, công đoạn ngâm ủ (lên men) có tác dụng gì?
- A. Dễ xát vỏ lụa
- B. Dễ bóc vỏ quả
- C. Lên men lớp chất nhầy bám quanh hạt
- D. Dễ xát vỏ trấu
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 346343
Trong quy trình chế biến chè xanh, công đoạn diệt men chè nhằm mục đích gì?
- A. Đình chỉ hoạt động của enzim
- B. Tạo hương thơm cho chè
- C. Tạo hình cho cánh chè
- D. Làm dập tế bào lá
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 346344
Biện pháp điều hòa là biện pháp như thế nào?
- A. Giữ cho dịch hại phát triển ở một mức độ nhất định
- B. Dùng ánh sáng, bẫy, mùi, vị để phòng trừ dịch hại
- C. Sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ dịch hại
- D. Chọn và trồng các loại cây khỏe mạnh
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 346345
Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là:
- A. Cải tạo đất, gieo trồng đúng thời vụ
- B. Phun thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên
- C. Chọn tạo các giống cây trồng khỏe mạnh
- D. Sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lý
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 346346
Nguyên lí nào sau đây không đúng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
- A. Sử dụng giống khỏe
- B. Bón thật nhiều dinh dưỡng cho cây
- C. Thăm đồng thường xuyên
- D. Nông dân trở thành chuyên gia
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 346347
Biện pháp nào sau đây là biện pháp kĩ thuật trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
- A. Gieo trồng đúng thời vụ
- B. Sử dụng giống kháng bệnh
- C. Sử dụng thuốc hóa học
- D. Bắt bằng vợt
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 346348
Biện pháp nào sau đây là biện pháp cơ giới vật lí trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
- A. Gieo trồng đúng thời vụ
- B. Bắt bằng vợt, bẫy ánh sáng
- C. Bón phân cân đối
- D. Dùng ong mắt đỏ
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 346349
Biện pháp nào sau đây là biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
- A. Sử dụng giống kháng bệnh
- B. Cắt cành bị bệnh
- C. Bón phân cân đối
- D. Dùng ong mắt đỏ
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 346350
Biện pháp nào sau đây là biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
- A. Bón phân cân đối
- B. Dùng ong mắt đỏ
- C. Phun thuốc trừ sâu
- D. Bẫy mùi vị
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 346351
Biện pháp nào sau đây được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất?
- A. Biện pháp kỹ thuật
- B. Biện pháp hóa học
- C. Biện pháp cơ giới vật lý
- D. Biện pháp sinh học
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 346352
Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến bảo quản nông, lâm, thủy sản là gì?
- A. mưa
- B. gió
- C. ánh sáng
- D. độ ẩm không khí
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 346353
Trong quá trình bảo quản, nhiệt độ tăng ảnh hưởng như thế nào đến nông, lâm, thủy sản?
- A. Nông, lâm, thủy sản dễ bị thối, hỏng
- B. Chất lượng nông, lâm, thủy sản bị giảm sút
- C. Làm cho nông, lâm, thủy sản bị nóng lên
- D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 346354
Độ ẩm không khí thích hợp cho việc bảo quản thóc, gạo là từ bao nhiêu %?
- A. 50% - 70%
- B. 30% - 50%
- C. 70% - 80%
- D. 80% - 90%
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 346355
Đa số vi sinh vật phát triển tốt nhất ở nhiệt độ
- A. 200C – 400C
- B. 100C – 200C
- C. 150C – 200C
- D. 150C – 300C