Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 82847
Với ε1, ε2, ε3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu cam, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì
- A. ε2 > ε3 > ε1.
- B. ε3 > ε1 > ε2.
- C. ε2 > ε1 > ε3.
- D. ε1 > ε2 > ε3.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 82850
Ban đầu có một lượng chất phóng xạ X nguyên chất, có chu kì bán rã là T. Sau thời gian t = 2T kể từ thời điểm ban đầu, tỉ số giữa số hạt nhân chất phóng xạ X phân rã thành hạt nhân của nguyên tố khác và số hạt nhân chất phóng xạ X còn lại là:
- A. 4/3
- B. 4.
- C. 1/3
- D. 3.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 82852
Coi dao động điện từ của một mạch dao động LC là dao động tự do. Biết độ tự cảm của cuộn dây là L = 2.10-2 H và điện dung của tụ điện là C = 2.10-10 F. Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động này là
- A. 4π.10-6 s.
- B. 2π s.
- C. 4π s.
- D. 2π.10-6 s.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 82960
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m, bước sóng của ánh sáng đơn sắc chiếu đến hai khe là 0,55µm. Hệ vân trên màn có khoảng vân là
- A. 1,2mm.
- B. 1,0mm.
- C. 1,1mm.
- D. 1,3mm.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 82961
Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có khả năng ion hóa chất khí như nhau.
- B. Nguồn phát ra tia tử ngoại thì không thể phát ra tia hồng ngoại.
- C. Tia hồng ngoại gây ra hiện tượng quang điện còn tia tử ngoại thì không.
- D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 82962
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.
- B. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi.
- C. Sóng điện từ là sóng ngang.
- D. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc c = 3.108 m/s.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 82963
Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có
- A. cùng số prôtôn
- B. cùng số nơtrôn
- C. cùng số nuclôn
- D. cùng khối lượng
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 82964
Với f1, f2, f3 lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma (tia γ) thì
- A. f3 > f1 > f2.
- B. f2 > f1 > f3.
- C. f3 > f2 > f1.
- D. f1 > f3 > f2.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 82965
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Iâng (Young), khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa có khoảng vân i = 1,2 mm. Giá trị của λ bằng
- A. 0,65 μm.
- B. 0,45 μm.
- C. 0,60 μm.
- D. 0,75 μm
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 82966
Điện trường xoáy là điện trường
- A. có các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ
- B. có các đường sức không khép kín
- C. của các điện tích đứng yên
- D. giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 82967
Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D, khoảng vân i. Bước sóng ánh sáng chiếu vào hai khe là
- A. λ = D/(ai)
- B. λ= (ai)/D
- C. λ= (aD)/i
- D. λ= (iD)/a
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 82968
Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1 mH và tụ điện có điện dung 0,1µF. Dao động điện từ riêng của mạch có tần số góc là
- A. 2.105 rad/s.
- B. 105 rad/s.
- C. 3.105 rad/s.
- D. 4.105 rad/s.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 82969
Hạt nhân bền vững nhất trong các hạt nhân \({}_2^4He\) , \({}_{92}^{235}U\), và \({}_{55}^{137}Cs\) là
- A. \({}_{55}^{137}Cs\)
- B. \({}_{26}^{56}Fe\)
- C. \({}_{92}^{235}U\)
- D. \({}_2^4He\)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 82970
Chất phóng xạ iốt I53131 có chu kì bán rã 8 ngày. Lúc đầu có 200g chất này. Sau 24 ngày, số gam iốt phóng xạ đã bị biến thành chất khác là:
- A. 150g
- B. 50g
- C. 175g
- D. 25g
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 82971
Tia hồng ngoại
- A. không phải là sóng điện từ.
- B. là ánh sáng nhìn thấy, có màu hồng.
- C. không truyền được trong chân không.
- D. được ứng dụng để sưởi ấm.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 82972
Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số góc ω. Gọi q0 là điện tích cực đại của một bản tụ điện thì cường độ dòng điện cực đại trong mạch là
- A. \(\frac{{{q_0}}}{{{\omega ^2}}}\)
- B. q0w.
- C. \(\frac{{{q_0}}}{\omega }\)
- D. q0w2.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 82973
Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng
- A. tím.
- B. đỏ.
- C. lam.
- D. chàm.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 82974
Quang điện trở hoạt động dựa vào hiện tượng
- A. quang - phát quang.
- B. quang điện trong.
- C. phát xạ cảm ứng.
- D. nhiệt điện.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 82975
Tia tử ngoại
- A. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma.
- B. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước.
- C. không truyền được trong chân không.
- D. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 82976
Sóng điện từ
- A. không mang năng lượng.
- B. không truyền được trong chân không
- C. là sóng ngang.
- D. là sóng dọc.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 82977
Tần số góc của dao động điện từ tự do trong mạch LC có điện trở thuần không đáng kể được xác định bởi biểu thức
- A. ω = 1/ \(\sqrt {LC} \)
- B. ω= 1/ \(\sqrt {2\pi LC} \)
- C. ω= 2/(π )\(\sqrt {2\pi LC} \)
- D. ω = 2π/ \(\sqrt {LC} \)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 82978
Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,75 μm , λ2 = 0,25μm vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λ0 = 0,35 μm . Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện?
- A. Cả hai bức xạ
- B. Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên
- C. Chỉ có bức xạ λ1
- D. Chỉ có bức xạ λ2
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 82979
So với hạt nhân \({}_{20}^{40}\)Ca, hạt nhân \({}_{27}^{5}\)Co có nhiều hơn
- A. 7 nơtron và 9 prôtôn.
- B. 11 nơtron và 16 prôtôn.
- C. 9 nơtron và 7 prôtôn.
- D. 16 nơtron và 11 prôtôn.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 82980
Trong chân không, xét các tia: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và tia đơn sắc lục. Tia có bước sóng nhỏ nhất là
- A. tia hồng ngoại.
- B. tia đơn sắc lục.
- C. tia tử ngoại.
- D. tia X.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 82981
Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân giao thoa trên màn là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 6 (cùng một phía so với vân trung tâm) là
- A. 4i
- B. 6i
- C. 3i
- D. 5i
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 82982
Khi ta bấm vào một phím của cái điều khiển ti vi từ xa (remote) thì lúc đó quá trình nào sau đây không xảy ra ở remote?
- A. Phát sóng.
- B. Thu sóng.
- C. Biến điệu.
- D. Khuếch đại.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 82983
Trong phản ứng hạt nhân không có sự bảo toàn
- A. số nơtron.
- B. số nuclôn.
- C. năng lượng toàn phần.
- D. động lượng.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 82984
Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
- B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
- C. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất.
- D. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 82985
Gọi nc, nv và nl lần lượt là chiết suất của nước đối với các ánh sáng đơn sắc chàm, vàng và lục. Hệ thức nào sau đây đúng?
- A. nl > nc > nv.
- B. nc > nl > nv.
- C. nv > nl > nc .
- D. nc > nv > nl .
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 82986
Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là 0,62\(\mu \) m. Chiếu vào chất bán dẫn đó lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc có tần số f1 = 4,5.1014Hz; f2 = 5,0.1013Hz; f3 = 6,5.1013Hz; f4 = 6,0.1014Hz thì hiện tượng quang dẫn sẽ xảy ra với
- A. Chùm bức xạ 1.
- B. Chùm bức xạ 2.
- C. Chùm bức xạ 3.
- D. Chùm bức xạ 4.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 82987
Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.
- B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
- C. Tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
- D. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 82988
Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích
- A. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện
- B. hiện tượng giao thoa ánh sáng
- C. hiện tượng quang điện
- D. hiện tượng quang – phát quang
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 82989
Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn 0,76
- B. Tia tử ngoại không có khả năng gây ra hiện tượng quang điện.
- C. Tia tử ngoại được sử dụng để dò tìm khuyết tật bên trong các vật đúc bằng kim loại.
- D. Tia tử ngoại bị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 82990
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Iâng, khoảng cách hai khe là a = 1,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 3m. Người ta dùng một nguồn phát hai ánh sáng đơn sắc: màu tím có bước sóng l1 = 0,4mm và màu vàng có bước sóng l2 = 0,6mm. Bề rộng vùng giao thoa là 1cm. Số vân sáng quan sát được là:
- A. 13
- B. 22
- C. 17
- D. 9
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 82991
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, Nguồn phát đồng thời 2 bức xạ đơn sắc \({\lambda _1} = 0,64\mu m\) (đỏ) và \({\lambda _2} = 0,48\mu m\) (lam). Trên màn hứng vân giao thoa, trong đoạn giữa 3 vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có số vân sáng đỏ và vân lam là:
- A. 6 vân đỏ, 4 vân lam.
- B. 7 vân đỏ, 9 vân lam
- C. 4 vân đỏ, 6 vân lam.
- D. 9 vân đỏ, 7 vân lam.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 82992
Số nuclôn của hạt nhân \(_{90}^{230}Th\) nhiều hơn số nuclôn của hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) là
- A. 14
- B. 20
- C. 126
- D. 6
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 82993
Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số
- A. prôtôn nhưng khác số nuclôn
- B. nuclôn nhưng khác số prôtôn
- C. nơtron nhưng khác số prôtôn
- D. nuclôn nhưng khác số nơtron
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 82994
Chùm ánh sáng laze không được ứng dụng
- A. trong truyền tin bằng cáp quang.
- B. làm dao mổ trong y học
- C. làm nguồn phát siêu âm.
- D. trong đầu đọc đĩa CD.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 82995
Khi nói về quang phổ liên tục, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Quang phổ liên tục của các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì khác nhau.
- B. Quang phổ liên tục gồm một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục
- C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất của vật phát sáng.
- D. Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng và chất khí ở áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 82996
Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân được tính bằng
- A. thương số của năng lượng liên kết của hạt nhân với số nuclôn của hạt nhân ấy.
- B. tích của năng lượng liên kết của hạt nhân với số nuclôn của hạt nhân ấy.
- C. tích của độ hụt khối của hạt nhân với bình phương tốc độ ánh sáng trong chân không.
- D. thương số của khối lượng hạt nhân với bình phương tốc độ ánh sáng trong chân không.