trọng thủy là nạn nhân hay thủ phạm? vì sao?
Trọng Thủy là nạn nhân hay thủ phạm của cuộc xâm lược Triệu Đà? Vì sao?
Trả lời (5)
-
Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”, nhân vật Trọng Thủy là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bi kịch nước mất nhà tan của cha con An Dương Vương và nhân dân Âu Lạc. Hắn chính là kẻ thù của nhân dân Âu Lạc, là một kẻ rất đáng bị vạch mặt, lên án, tội lỗi đời đời. Nhưng đồng thời Trọng Thủy cũng là nạn nhân trong tham vọng bá quyền của Triệu Đà. Vì:
- Trọng Thủy là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh xăm lược của Triệu Đà.
- Đằng sau tình duyên Mị Châu – Trọng Thủy là cả một âm mưu thôn tính thâm hiểm của Triệu Đà, không ai khác kẻ thực hiện gian kế ấy lại là Trọng Thủy. Hắn ngay từ khi đạt chân đến Loa Thành làm rể đã đặt nhiệm vụ gián điệp lên hàng đầu. Bỉ ổi hơn, hắn đã lợi dụng ngay Mị Châu - người vợ ngây thơ để thực hiện gian kế mĩ mãn.
→ Xét về bản chất Trọng Thủy là một kẻ gian trá và tham lam: Lừa gạt vợ để lấy vuốt Rùa Vàng, vừa âm mưu cướp được nước, vừa muốn được chiếm đoạt trọn vẹn trái tim của Mị Châu.
- Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, Trọng Thuỷ cũng chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược.
- Trong tay của Triệu Đà, Trọng Thuỷ không hơn không kém cũng chỉ là một con bài chính trị mà thôi.
- Trong quá trình sống chung với Mị Châu, có thể Trọng Thuỷ đã yêu nàng thực sự.
- Câu nói trước lúc chia tay Mị Châu về nước dâng lẫy nỏ thần cho Triệu Đà "Tình vợ chồng ... làm dấu" phần nào thể hiện chân tình, sự lo lắng của Trọng Thuỷ về sự tan vỡ của hạnh phúc. Đây không hoàn toàn là những lời dối trá, lạnh lùng mà nó ẩn chứa ít nhiều tình cảm bùi ngùi, một nỗi đau li biệt.
- Khi Mị Châu chết, Trọng Thuỷ ôm xác vợ khóc lóc, sau đó thì tự tử. Trọng Thuỷ luôn sống trong nỗi niềm thương nhớ, trong nỗi ân hận dày vò và cuối cùng bế tắc, cùng đường hắn đã tự tìm cho mình cái chết. Trọng Thuỷ quyên sinh không phải chỉ là hành động sám hối cho một sai lầm mù quáng, mà còn là sự thức tỉnh của nhân tính, sự phủ nhận chiến tranh, sự từ chối mọi vinh quang quyền lực tìm về với cõi thiên thu để có được một tâm hồn thanh thản.
⇒ Trọng Thủy vừa là thủ phạm đồng thời lại vừa là nạn nhân của cuộc chiến tranh xăm lược, nạn nhân trong tham vọng bá quyền của cha mình - Triệu Đà
bởi Mai Đào 12/10/2017Like (1) Báo cáo sai phạm - Trọng Thủy là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh xăm lược của Triệu Đà.
-
Thủ phạm. Vì trọng thủy đã dụ công chúa,cướp cung thần đưa cho vua cha,vì thế nên vua hùng bại trận vì không có cung thần giúp để
bởi Võ Minh Thư 12/10/2017Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nếu nói Trọng Thủy là thủ phạm thì cũng không chính xác bạn, vì Trọng Thủy vừa là thủ phạm gây nên cuộc xăm lược của Triệu Đà (Lừa Mị Châu, tráo nỏ thần) nhưng đồng thời Trọng Thủy cũng là nạn nhân của tham vọng bá quyền của cha mình là Triệu Đà. Xét cho cùng thì Trọng Thủy cũng chỉ là một quân cờ chính trị trong tay Triệu Đà mà thôi!
bởi Nguyễn Vũ Khúc 12/10/2017Like (0) Báo cáo sai phạm -
thu pham
bởi trieu xuan tung 19/10/2017Like (0) Báo cáo sai phạm -
Trọng Thủy vừa là thủ phạm mà đồng thời cũng là nạn nhân trong cuộc chiến tranh xăm lược của Triệu Đà nha bạn! Thủ phạm vì Trọng Thủy là người trực tiếp thực hiện âm mưu lừa Mị Châu để đánh tráo nỏ thần Kim Quy dẫn đến cục diện nước mất nhà tan của An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc. Nạn nhân vì Trọng Thủy thực chất cũng chỉ là một quân cờ chính trị trong giấc mộng bá quyền của cha mình là Triệu Đà mà thôi. Và nhân dân đã cảm thông sâu sắc cho nhân vật này thông qua hình ảnh "ngọc trai giếng nước" ở cuối truyện đó bạn! Thực chất Trọng Thủy là một nhân vật đầy mâu thuẫn và cũng rất đáng thương trong "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy". Chúng ta cần nhìn nhận nhân vật này ở nhiều mặt để thấy được bi kịch và giằn xé của nhân vật này chứ không nên chỉ nhìn nhận và đánh giá một mặt, xem Trọng Thủy chỉ là thủ phạm của cuộc chiến tranh xăm lược phi nghĩa của Triệu Đà như vậy được.
bởi Mai Rừng 19/10/2017Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời