YOMEDIA
NONE

Vật lý 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều


Dòng điện xoay chiều được dùng phổ biến trong đời sống và trong sản xuất. Vậy dòng điện xoay chiều có gì giống và khác dòng điện một chiều? Đo cường độ và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều như thế nào?

Để trả lời được các câu hỏi trên mời các em cùng nghiên cứu bài 35:  Các tác dụng của dòng điện xoay chiều- Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Tác dụng của dòng điện xoay chiều

  • Tác dụng nhiệt

  • Tác dụng quang

  • Tác dụng từ

Hình 35.1

2.2. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều

  • Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng từ lên nam châm cũng đổi chiều

2.3. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều

  • Đo hiệu điện thế và cường độ của dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và ampe kế có ký hiệu là AC (hay ~)

  • Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt cắm của phích cắm vào ổ lấy điện

  • Các số đo này chỉ giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều và cường độ dòng điện xoay chiều

  • Thông thường, hiệu điện thế và cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được gọi tắt là hiệu điện thế và cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều.

Bài tập minh họa

Bài 1

Đặt một dây dẫn thẳng song song với trục Nam – Bắc của một kim nam châm đứng cân bằng. Có hiện tượng gì với kim nam châm khi cho dòng điện xoay chiều lấy từ lưới điện quốc gia chạy qua dây dẫn ? Giải thích hiện tượng.

Hướng dần giải:

Kim nam châm vẫn đứng yên như cũ, thực ra lực từ tác dụng vào mỗi cực nam châm luân phiên đổi chiều theo sự đổi chiều dòng điện. Nhưng vì kim nam châm có quán tính, dòng điện xoay chiều trên lưới điện quốc gia có tần số lớn (50 Hz) cho nên kim không kịp đổi chiều quay và đứng yên.

Bài 2

Trong thí nghiệm ở hình 35.4, khi đổi chiều dòng điện chạy vào cuộn dây dẫn thì tác dụng từ của cuộn dây đối với kim nam châm và kim sắt non có gì khác không? Vì sao?

Bài 2

Hướng dần giải:

Kim nam châm quay ngược lại 1800 do theo quy tắc nắm tay phải thì đầu dây gần kim nam châm là từ cực Nam nên gặp từ cực Nam của kim nam châm thì đẩy. Còn kim sắt non thì bị hút bình thường do bị nhiễm từ.

4. Luyện tập Bài 35 Vật lý 9

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Các tác dụng của dòng điện xoay chiều- Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được: 

  • Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều

  • Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 95 SGK Vật lý 9

Bài tập C2 trang 95 SGK Vật lý 9

Bài tập C3 trang 96 SGK Vật lý 9

Bài tập C4 trang 97 SGK Vật lý 9

Bài tập 35.1 trang 76 SBT Vật lý 9

Bài tập 35.2 trang 75 SBT Vật lý 9

Bài tập 35.3 trang 76 SBT Vật lý 9

Bài tập 35.4 trang 77 SBT Vật lý 9

Bài tập 35.5 trang 77 SBT Vật lý 9

Bài tập 35.6 trang 77 SBT Vật lý 9

Bài tập 35.7 trang 77 SBT Vật lý 9

Bài tập 35.8 trang 77 SBT Vật lý 9

Bài tập 35.9 trang 77 SBT Vật lý 9

Bài tập 35.10 trang 77 SBT Vật lý 9

5. Hỏi đáp Bài 35 Chương 2 Vật lý 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 9 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF