YOMEDIA
NONE

Vật lí 11 Kết Nối Tri Thức Bài 3: Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa


Để học tốt bài Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòaHỌC247 xin mời các em học sinh cùng tham khảo bài giảng dưới đây bao gồm các kiến thức được trình bày cụ thể và chi tiết, cùng với các dạng bài tập minh họa giúp các em dễ dàng nắm vững được trọng tâm bài học.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vận tốc của vật dao động điều hòa

1.1.1. Phương trình của vận tốc

\(v =  - \omega A\sin (\omega t + \varphi )\)

Vận tốc của vật dao động điều hòa cũng biến thiên tuần hoàn theo quy luật hàm sin (cosin) cùng chu kì T của li độ

Độ lớn của vận tốc

\(\left| v \right| = \omega A\sqrt {1 - {{\cos }^2}(\omega t + \varphi )} \)

Thay \(\cos (\omega t + \varphi ) = \frac{x}{A}\) ta được

\(v =  \pm \omega \sqrt {{A^2} - {x^2}} \)

- Khi vật ở VTCB thì \(v =  \pm \omega A\)

- Khi vật ở vị trí biên thì \(v = 0\)

1.1.2. Đồ thị của vận tốc

Hình 3.1. Đồ thị ( v - t ) của một vật dao động điều hòa ( \(\varphi  = 0\) )

Hình 3.1 là đồ thị vận tốc của một dao động điều hòa với \(\varphi  = 0\). Nó cũng là một đường hình sin.

1.2. Gia tốc của vật dao động điều hòa

1.2.1. Phương trình của gia tốc

\(a =  - {\omega ^2}A\cos (\omega t + \varphi )\)

Thay \(x = A\cos (\omega t + \varphi )\) ta được

\(a =  - {\omega ^2}x\)

- Khi vật ở VTCB \(a = 0\)

- Khi vật ở vị trí biên \(a =  \pm {\omega ^2}A\)

1.2.2. Đồ thị của gia tốc

Hình 3.2. Đồ thị ( a - t ) của một vật dao động điều hòa ( \(\varphi  = 0\) )

Hình 3.2 là đồ thị gia tốc của một dao động điều hòa với \(\varphi  = 0\). Nó cũng là một đường hình sin như li độ và vận tốc.

- Phương trình của vận tốc và gia tốc của một vật dao động điều hòa có li độ là \(x = A\cos (\omega t + \varphi )\):

                                           \(v =  - \omega A\sin (\omega t + \varphi )\)

                                           \(a =  - {\omega ^2}A\cos (\omega t + \varphi )\)

- Đồ thị của vận tốc, gia tốc theo thời gian là một đường hình sin. Vận tốc của một vật dao động sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với li độ, còn gia tốc của vật dao động ngược pha so với li độ.

- Vectơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ.

- Tại vị trí biên, vận tốc của vật bằng 0, còn gia tốc của vật có độ lớn cực đại. Tại vị trí cân bằng, gia tốc của vật bằng 0 còn vận tốc của vật có độ lớn cực đại.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Chọn câu đúng khi nói về vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa?

A. Ở vị trí cân bằng, vận tốc cực đại, gia tốc cực đại.

B. Ở vị trí biên, vận tốc bằng 0, gia tốc bằng 0.

C. Ở vị trí biên, vận tốc bằng 0, gia tốc cực đại.

D. Ở vị trí cân bằng, vận tốc bằng 0, gia tốc cực đại.

 

Hướng dẫn giải:

Ở vị trí biên, vận tốc bằng 0, gia tốc có độ lớn cực đại.

Đáp án C

 

Bài tập 2: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 0,05cos10\(\pi \)t (m). Hãy xác định:

a) Biên độ, chu kì và tần số của vật.

b) Tốc độ cực đại và gia tốc cực đại của vật.

c) Pha của dao động và li độ của vật tại thời điểm t = 0,075 s.

 

Hướng dẫn giải:

a)

- Biên độ dao động của vật là: A = 0,05m

- Chu kỳ của dao động là: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{10\pi }} = 0,2s\)

- Tần số dao động của vật là: \(f = \frac{1}{T} = \frac{1}{{0,2}} = 5Hz\)

b)

- Vận tốc cực đại của vật là: \({v_{\max }} = \omega A = 10\pi .0,05 = 0,5\pi m/s\)

- Gia tốc cực đại của vật là: \({a_{\max }} = {\omega ^2}A = {(10\pi )^2}.0,05 = 5{\pi ^2}m/{s^2}\)

c) 

- Pha dao động của vật ở li độ t = 0,075s là: \(10\pi t = 10\pi .0,075 = \frac{{3\pi }}{4}\)

- Li độ của vật là: \(x = 0,05\cos \frac{{3\pi }}{4} =  - 0,035m\)

Luyện tập Bài 3 Vật lý 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết:

-  Phương trình của vận tốc và gia tốc

-  Cách dựa vào đồ thị để xác định vận tốc và gia tốc

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Vật lý 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lí 11 Kết Nối Tri Thức Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 3 Vật lý 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lí 11 Kết Nối Tri Thức Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 14 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 14 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 15 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 15 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 15 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 16 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 3 Vật lý 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF