YOMEDIA
NONE

Vận dụng trang 117 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 117 SGK Vật Lý 10 Cánh diều

Đồ thị hình 2.9 biểu diễn mối quan hệ giữa lực tác dụng vào đầu dưới lò xo và độ giãn của nó (như thí nghiệm trên hình 2.5) với bốn lò xo A, B, C, D.

a) Lò xo nào có độ cứng lớn nhất?

b) Lò xo nào có độ cứng nhỏ nhất?

c) Lò xo nào không tuân theo định luật Hooke?

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết Vận dụng trang 117

Phương pháp giải:

Độ cứng của lò xo: \(K = \frac{F}{{{\rm{\Delta }}l}}\)

Trong đồ thị, tỉ số \(\frac{F}{{{\rm{\Delta }}l}}\) chính là hệ số góc, góc hợp bởi giữa trục hoành và đồ thị càng lớn thì hệ số góc càng lớn và ngược lại

Lời giải chi tiết:

Dựa vào công thức: \(F = k\left| {\Delta \ell } \right| \Rightarrow k = \frac{F}{{\left| {\Delta \ell } \right|}}\)

Nếu với cùng một độ giãn thì:

+ Độ cứng lò xo lớn nhất khi lực tác dụng vào lò xo lớn nhất.

+ Độ cứng lò xo nhỏ nhất khi lực tác dụng vào lò xo nhỏ nhất.

Từ cùng một độ giãn ta kẻ đường thẳng song song với trục lực tác dụng lên lò xo, cắt các đường biểu diễn lò xo tại các điểm 1, 2, 3 tương ứng. Từ các điểm 1, 2, 3 ta kẻ các đường thẳng song song với trục độ giãn cắt trục lực tại đâu chính là độ lớn của lực tác dụng vào lò xo tại độ giãn đó.

a) Ta thấy tại cùng một độ giãn, lực tác dụng lên lò xo D là lớn nhất.

⇒ Lò xo D có độ cứng lớn nhất.

b) Ta thấy tại cùng một độ giãn, lực tác dụng lên lò xo A là nhỏ nhất

⇒ Lò xo A có độ cứng nhỏ nhất.

c) Theo định luật Hooke thì trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo, đồ thị thu được là một đường thẳng.

Từ đồ thị ta thấy lò xo A và C không tuân theo định luật Hooke.

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Vận dụng trang 117 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON