Hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 KNTT Bài 27 Hiệu suất giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Giải câu hỏi 1 trang 106 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Trong động cơ ô tô chạy bằng xăng và trong trong quạt điện:
a) Có những sự chuyển hóa năng lượng nào?
b) Trong số những dạng năng lượng tạo thành, dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí?
-
Giải câu hỏi 2 trang 106 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí trong các trường hợp dưới đây:
a) Acquy khi nạp điện.
b) Acquy khi phóng điện.
c) Sử dụng ròng rọc để kéo vật nặng lên cao.
d) Bếp từ khi đang hoạt động.
-
Hoạt động trang 106 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hãy thảo luận về các vấn đề sau:
1. Xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí khi chơi thể thao.
2. Nếu chơi thể thao trong thời tiết lạnh thì nhiệt năng mà cơ thể tỏa ra có được xem là năng lượng có ích không? Vì sao?
-
Giải câu hỏi 1 trang 108 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Phân tích sự tiêu hao năng lượng ở động cơ đốt trong dùng trong ô tô (Hình 27.3).
-
Giải câu hỏi 2 trang 108 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hiệu suất của nhà máy điện dùng năng lượng mặt trời không bằng 1/3 hiệu suất của nhà máy nhiệt điện. Tại sao người ta vẫn khuyến khích xây dựng nhà máy điện dùng năng lượng mặt trời.
-
Giải câu hỏi 3 trang 108 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một ô tô chuyển động với vận tốc 54 km/h có thể đi được đoạn đường dài bao nhiêu khi tiêu thụ hết 60 lít xăng? Biết động cơ của ô tô có công suất 45 kW; hiệu suất 25%; 1 kg xăng đốt cháy hoàn toàn tỏa ra nhiệt lượng bằng 46.106 J/kg và khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3.
-
Giải Bài tập 27.1 trang 50 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hiệu suất là tỉ số giữa
A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích.
B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí.
C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần.
D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.
-
Giải Bài tập 27.2 trang 50 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hiệu suất càng cao thì
A. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.
B. năng lượng tiêu thụ càng lớn.
C. năng lượng hao phí càng ít.
D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít.
-
Giải Bài tập 27.3 trang 50 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một công nhân xây dựng sử dụng ròng rọc để kéo một thùng sơn nặng 27 kg lên dàn giáo cao 3,1 m so với mặt đất (Hình 27.1). Lực mà người công nhân kéo theo phương thẳng đứng có độ lớn 310 N. Lấy g = 9,8 m/s2.
a) Tính công mà người thợ đã thực hiện.
b) Tính phần công có ích dùng để kéo thùng sơn.
c) Tính hiệu suất của quá trình này.
-
Giải Bài tập 27.4 trang 50 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một quả bóng có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu là 15 m/s. Nó đạt được độ cao 10 m so với vị trí ném. Lấy g = 9,8 m/s2, tính tỉ lệ cơ năng của vật đã bị biến đổi do lực cản của không khí.
-
Giải Bài tập 27.5 trang 51 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Mực nước bên trong đập ngăn nước của một nhà máy thủy điện có độ cao 20 m so với cửa xả với tốc độ 16 m/s. Tính tỉ lệ phần thế năng của nước đã được chuyển hóa thàng động năng.
-
Giải Bài tập 27.6 trang 51 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một vận động viên nhảy dù có khối lượng 70 kg thực hiện động tác nhảy dù từ độ cao 500 m so với mặt đất. Sau một đoạn đường rơi tự do thì vận động viên bật dù và tiếp đất với vận tốc 8 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2.
a) Tính thế năng của vận động viên so với mặt đất trước khi nhảy dù.
b) Tính động năng của vận động viên khi tiếp đất.
c) Tính công của lực cản của không khí.
-
Giải Bài tập 27.7 trang 51 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một tàu lượn siêu tốc có điềm cao nhất cách điểm thấp nhất 94,5 m theo phương thẳng đứng. Tàu lượn được thả không vận tốc ban đầu từ điềm cao nhất.
a) Tìm vận tốc cực đại mà tàu lượn có thể đạt được.
b) Trên thực tế, vận tốc cực đại của tàu lượn đạt được là 41,1 m/s. Tính hiệu suất của quá trình chuyển đổi thế năng thành động năng của tàu lượn.
-
Giải Bài tập 27.8 trang 51 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một người sử dụng đòn bẩy để nâng một tảng đá trọng lượng 600 N lên bằng cách tác dụng một lực 200 N vào một đầu đòn bẩy làm cho đầu đòn bẩy này dịch chuyển 80 cm (Hình 27.3a).
a) Tảng đá dịch chuyển một đoạn 25 cm. Tính hiệu suất của đòn bẩy.
b) Trên thực tế, đòn bẩy không tuyệt đối cứng nên nó bị cong và tảng đá chỉ dịch chuyển 20 cm (Hình 27.3b). Tính hiệu suất của đòn bẩy.