Hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Chương 9 Bài 22 Biến dạng của vật rắn - Đặc tính của lò xo lớp 10 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 136 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Tại sao khi ta đặt vật lên bàn cân, kim chỉ của cân quay đến một vạch xác định, sau đó kim chỉ sẽ trở lại vị trí ban đầu nếu ta lấy vật ra (Hình 22.1a)? Các lò xo gắn dưới yên xe đạp (Hình 22.1b) có công dụng gì? Trong bài này, ta sẽ khảo sát các đặc tính quan trọng của lò xo cũng như ứng dụng của lò xo trong cuộc sống hằng ngày và kĩ thuật công nghệ.
-
Câu hỏi thảo luận 1 trang 136 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu một số ví dụ về vật không phải là vật rắn và giải thích tại sao đó không phải là vật rắn.
-
Luyện tập trang 137 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy phân loại biến dạng trong từng trường hợp được mô tả ở Hình 22.4.
-
Câu hỏi thảo luận 2 trang 138 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
a) Với dụng cụ là một lò xo thẳng, đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để khảo sát tính chất biến dạng của lò xo.
b) Dự đoán về hiện tượng xảy ra nếu ta tiếp tục tăng độ lớn của lực để kéo dãn hai đầu lò xo (có thể dùng máy).
-
Câu hỏi thảo luận 3 trang 138 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 22.6, nhận xét sơ lược về tính chất của lò xo khi tăng lực tác dụng. Khi lò xo còn đang biến dạng đàn hồi, đưa ra dự đoán về mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo và lực tác dụng.
-
Vận dụng trang 139 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Tìm hiểu và giải thích tại sao ở Nhật Bản, nhiều tòa nhà cao tầng được xây dựng với các lò xo ở dưới móng cọc như Hình 22.7.
-
Luyện tập trang 139 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải thích tại sao trong kĩ thuật, người ta cần phải xác định giới hạn đàn hồi của vật liệu?
-
Giải bài tập 1 trang 139 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Trong những vật sau đây: một viên đất sét, dây cung, một cây bút chì vỏ gỗ, một li thủy tinh. Những vật nào không có tính chất đàn hồi? Tại sao?
-
Giải bài tập 2 trang 139 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hai vật có cùng khối lượng treo vào hai lò xo bằng hai vật liệu khác nhau và có chiều dài tự nhiên giống nhau thì lò xo bị dãn như Hình 22P.1. Lò xo nào có độ cứng lớn hơn? Giải thích.
-
Giải bài tập 3 trang 139 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải thích tại sao một số giày được thiết kế với một số lò xo rất nhỏ nằm ở dưới đế (Hình 22P.2).
-
Giải bài tập trắc nghiệm 22.1 trang 74 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Chọn các nhận xét đúng về biến dạng của lò xo trong Hình 22.1, biết Hình 22.1a thể hiện lò xo đang có chiều dài tự nhiên.
A. Hình 22.1b cho thấy lò xo có biến dạng dãn.
B. Hình 22.1b cho thấy lò xo có biến dạng nén.
C. Hình 22.1c cho thấy lò xo có biến dạng dãn.
D. Hình 22.1c cho thấy lò xo có biến dạng nén.
-
Giải bài tập trắc nghiệm 22.2 trang 74 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa độ biến dạng của vật đàn hồi và lực tác dụng có dạng
A. đường cong hướng xuống.
B. đường cong hướng lên.
C. đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.
D. đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
-
Giải bài tập trắc nghiệm 22.3 trang 75 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hình 22.2 mô tả đồ thị lực tác dụng – độ biến dạng của một vật rắn. Giới hạn đàn hồi của vật là điểm nào trên đồ thị?
A. Điểm A
B. Điểm B
C. Điểm C
D. Điểm D
-
Giải bài tập tự luận 22.1 trang 75 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy vẽ vecto biểu diễn lực do tay tác dụng lên lò xo để lò xo có biến dạng nén (Hình 22.3).
-
Giải bài tập tự luận 22.2 trang 75 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên như nhau được treo thẳng đứng. Lần lượt treo vào đầu còn lại của hai lò xo các vật có khối lượng 2 kg và 4 kg (Hình 22.4) thì hai lò xo dãn ra và vẫn có chiều dài bằng nhau. So sánh độ cứng của hai lò xo.
-
Giải bài tập tự luận 22.3 trang 76 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hình 22.5 mô tả đồ thị biểu diễn sự biến thiên của lực tác dụng theo độ biến dạng của một lò xo.
a) Đoạn nào của đồ thị biểu diễn tính đàn hồi của lò xo?
b) Thiết lập hệ thức giữa lực tác dụng và độ biến dạng của lò xo khi lò xo có tính đàn hồi.
-
Giải bài tập tự luận 22.4 trang 76 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hình 22.6 mô tả đồ thị biểu diễn độ biến dạng của hai lò xo A và B theo lực tác dụng. Lò xo nào có độ cứng lớn hơn? Giải thích.
-
Giải bài tập tự luận 22.5 trang 76 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Gắn chặt một vật nặng lên một lò xo thẳng đứng như Hình 22.7, ép lò xo nén xuống một đoạn và đột ngột thả để vật chuyển động đứng. Mô tả chuyển động của vật ngay sau khi thả.
-
Giải bài tập tự luận 22.6 trang 77 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Một học sinh thực hiện thí nghiệm như Hình 22.8 để đo độ cứng của hai lò xo A và B có cùng chiều dài tự nhiên. Cho biết hai vật nặng có cùng khối lượng. Hãy vẽ phác họa đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa độ dãn và lực tác dụng lên các lò xo A và B trên cùng một đồ thị.