YOMEDIA
NONE

Bài tập 26-27.11 trang 62 SBT Vật lý 10

Bài tập 26-27.11 trang 62 SBT Vật lý 10

Một ô tô khối lượng 1000 kg (mất phanh, tắt máy), trượt từ đỉnh xuống chân một đoạn đường dốc nghiêng AB dài 100 m và bị dừng lại sau khi chạy tiếp thêm một đoạn đường nằm ngang BC dài 35 m. Cho biết đỉnh dốc A cao 30 m và các mặt đường có cùng hệ số ma sát. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định :

a)  Hệ số ma sát của mặt đường.

b)  Động năng của ô tô tại chân dốc B.

c)  Công của lực ma sát trên cả đoạn đường ABC.

ADSENSE

Hướng dẫn giải chi tiết

- Áp dụng công thức về độ biến thiên cơ năng: W – W0 = A

với W0 và W là cơ năng tại vị trí đầu và vị trí cuối của vật chuyển động, còn A là công của ngoại lực tác dụng lên vật. Trong trường hợp ô tô chuyển động trên mặt đường, ngoại lực tác dụng lên ô tô chính là lực ma sát Fms = µN

- Gọi hA là độ cao của đỉnh dốc A và α là góc nghiêng của mặt dốc. Khi đó :

\(\begin{array}{l} \sin \alpha = \frac{{{h_A}}}{{AB}} = \frac{{30}}{{100}} = 0,3\\ \Rightarrow \cos \alpha = \sqrt {1 - {{\sin }^2}\alpha } \approx 0,95 \end{array}\)

a) Chọn mặt đường phẳng ngang làm mốc thế năng (Wt = 0), ta có:

- Trên đoạn đường dốc AB:

\(\frac{{mv_B^2}}{2} - mg{h_A} = - \mu mg\cos \alpha .AB\)

- Trên đoạn đường ngang BC:

\(- \frac{{mv_B^2}}{2} = - \mu mg.BC\)

- Cộng hai phương trình, ta được:

\(- mg{h_A} = - \mu mg(cos\alpha .AB + BC)\)

Suy ra hệ số ma sát: 

\(\begin{array}{l} \mu = \frac{{{h_A}}}{{\cos \alpha .AB + BC}}\\ = \frac{{30}}{{0,95.100 + 35}} \approx 0,23 \end{array}\)

b) Động năng của ô tô tại chân dốc B:

\(\begin{array}{l} {W_{dB}} = \frac{{mv_B^2}}{2} = \mu mg.BC\\ = 0,23.1000.10.35 = 80,5(kJ) \end{array}\)

c) Công của lực ma sát trên cả đoạn đường ABC:

Ams = Ams1 + Ams2 = - mghA ≈ - 1000.10.30 = 300 kJ

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 26-27.11 trang 62 SBT Vật lý 10 HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
  • Lan Anh

    Lò xo có độ cứng k = 200 Nm, một đầu cố định đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi bị lo xo nén 2 cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng bao nhiêu? Thế năng này có phụ thuộc khối của vật không?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Dương  Quá

    Mấy bạn ơi cho mình hỏi chọn đáp án nào bi giờ

    Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao bằng bao nhiêu?

    A. 0,102 m.                                                                        B. 1,0 m.

    C. 9,8 m.                                                                           D. 32 m.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Thiên Mai

    Mọi người oi giup em bài này với ạ

    Một vật nhỏ có khối lượng m=160 g gắn vào đầu của một lò xo đàn hồi có độ cứng k=100 N/m, khối lượng không đáng kể; đầu kia của của lò xo được giữ cố định. Tất cả nằm trên một mặt ngang không ma sát. Vật được đưa về vị trí mà tại đó lò xo dãn 5 cm. Sau đó vật được thả nhẹ nhàng. Dưới tác dụng của lực đàn hồi, vật bắt đầu chuyển động. Xác định vận tốc của vật khi:
    a) Vật về tới vị trí lò xo không biến dạng.
    b) Vật về tới vị trí lò xo dãn 3 cm.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Tieu Dong

    Cho em hỏi bài ạ

    Từ độ cao 180 m, người ta thả rơi một vật nặng không vận tốc ban đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\) . Xác định:
    a) Độ cao mà ở đó thế năng bằng động năng và tính vận tốc của vật ở độ cao đó.
    b) Vận tốc của vật lúc chạm đất.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Việt Long

    Hi  mọi người cho mình hỏi cái này với

    Một vật có khối lượng 1 kg đang ở cách mặt đất một khoảng H=20 m. Ở chân đường thẳng đứng đi qua vật có một cái hố sâu h=5 m. Cho \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\).
    a) Tính thế năng của vật khi chọn gốc thế năng là đáy hố.
    b) Cho vật rơi không vận tốc ban đầu, tìm vận tốc của vật khi chạm đáy hố. Bỏ qua sức cản của không khí.
    c) Với gốc thế năng là mặt đất thì thế năng của vật khi nằm ở đáy hố bằng bao nhiêu?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF