YOMEDIA
NONE

Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật Lý


Xin giới thiệu đến các em học sinh bài giảng Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật Lý chương trình SGK Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bộ môn Vật Lý 10 như: Các quy tắc an toàn cho bản thân và cộng đồng trong nghiên cứu và học tập môn Lý... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vấn đề 1: An toàn khi làm việc với phóng xạ

- Hiện tượng phóng xạ tự nhiên được nhà vật lý người Pháp Becquerel (Béc-CƠ-ren) (1852 - 1908) tình cờ khám phá ra vào cuối thế kỉ XIX và được phát triển nhờ những nghiên cứu của Marie Curie - người phụ nữ đầu tiên đoạt hai giải Nobel (Nô-ben) (Vật lí và Hoá học).

- Việc sử dụng chất phóng xạ không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Đã có những trường hợp tử vong bởi phóng xạ do chiến tranh, do vô ý phơi nhiễm hay do bị đầu độc.

- Để hạn chế những rủi ro và sự nguy hiểm do chất phóng xạ gây ra, chúng ta phải đảm bảo một số quy tắc an toàn như: giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ, tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ, đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể.

- Ngày nay, các chất phóng xạ đã được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống sử dụng trong y học để chẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư, sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng, sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu, sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật,...

1.2. Vấn đề 2: An toàn trong phòng thí nghiệm

- Trong Vật lí, việc tiến hành các hoạt động học trong phòng thí nghiệm nhằm khảo sát, kiểm chứng kiến thức có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của học sinh. Tuy nhiên, nếu những vấn đề an toàn không được đảm bảo, quá trình tổ chức hoạt động học tập trong phòng thí nghiệm có thể xảy ra nhiều sự cố nguy hiểm cho học sinh.

→ Ví dụ: Học sinh có thể bị bỏng khi xảy ra sự cố chập điện hoặc cháy nổ do lửa, hoá chất. Học sinh cũng có thể bị chấn thương cơ thể khi sử dụng những vật sắc nhọn hoặc thuỷ tỉnh trong quá trình tiến hành thí nghiệm không đúng cách. Ngoài ra, những tai nạn liên quan đến điện giật thường gây ra hậu quả nghiêm trọng khi học sinh không đảm bảo những nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện.

Một số tình huống xảy ra trong phòng thí nghiệm

- Từ đó, ta thấy rằng trong một số trường hợp, đối tượng hoặc hiện tượng cần nghiên cứu có thể đem đến những rủi ro, gây nguy hiểm đến sức khoẻ của học sinh và nhà nghiên cứu.

Khi nghiên cứu và học tập Vật lí, ta cần phải:

- Hiểu được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.

- Tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

- Quan tâm, gìn giữ và bảo vệ môi trường.

- Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bởi các biến bảo, học sinh cần chú ý sự nhắc nhở của nhân viên phòng thí nghiệm và giáo viên về các quy định an toàn. Ngoài ra, các thiết bị bảo hộ cá nhân cần phải được trang bị đầy đủ.

Một số biển báo cảnh báo cùng một số trang bị bảo hộ thường gặp

Bài tập minh họa

Bài 1: Khi học tập và nghiên cứu Vật lí, học sinh cũng như các nhà khoa học cần phải lưu ý đến những nguyên tắc nào để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng?

Hướng dẫn giải

Có 2 nguyên tắc chủ yếu mà học sinh cũng như các nhà khoa học cần phải lưu ý khi học tập và nghiên cứu Vật lí để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng lần lượt là:

+ An toàn khi làm việc với phóng xạ: nắm được lợi ích tác hại của các chất phóng xạ, tính chất nguy hiểm của nó (ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể dẫn đến tử vong hoặc phơi nhiễm hay bị đầu độc)

+ An toàn trong phòng thí nghiệm: cần lưu ý những chất, thiết bị dễ gây cháy nổ...

Bài 2: Nêu một số biển cảnh báo có trong phòng thực hành ở môn Vật Lý?

Hướng dẫn giải

- Một số biển cảnh báo có trong phòng thực hành ở môn Vật Lý.

+ Chất dễ cháy

+ Chất độc

+ Nguồn điện nguy hiểm

+ Dụng cụ sắc nhọn

+ Thủy tinh dễ vỡ

+ Nhiệt độ cao

Luyện tập Bài 2 Vật Lý 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Các quy tắc an toàn cho bản thân và cộng đồng trong nghiên cứu và học tập môn Vật Lý

3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Vật Lý 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2 Vật Lý 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi 1 trang 12 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 2 trang 13 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 3 trang 14 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 14 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 14 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 14 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 14 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập trắc nghiệm 2.1 trang 7 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập trắc nghiệm 2.2 trang 8 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập trắc nghiệm 2.3 trang 8 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 2.1 trang 8 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 2.2 trang 9 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 2.3 trang 9 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 2 Vật Lý 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON