YOMEDIA
NONE

Vật Lý 10 KNTT Bài 19: Lực cản và lực nâng


Nội dung Bài 19: Lực cản và lực nâng môn Vật Lý 10 chương trình SGK Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn dưới đây ѕẽ giúp chúng ta ᴠận dụng các kiến thức đã học để giải một ѕố dạng bài tập. Qua đó ᴠừa rèn luуện kỹ năng giải ᴄáᴄ bài tập ᴠật lý thường gặp.

ATNETWORK
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lực cản của chất lưu

a. Lực cản

- Thông thường thuật ngữ chất lưu được dùng để chỉ chất lỏng và chất khí.

- Mọi vật chuyển động trong chất lưu luôn chịu tác dụng bởi lực cản của chất lưu. Lực này ngược hướng chuyển động và cản trở chuyển động của vật (Hình 19.1).

Hình 19.1. Ví dụ về lực cản của chất lưu

b. Lực cản phụ thuộc vào những yếu tổ nào?

Lực cản của chất lưu (không khí, nước) phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật.

Lực cản của chất lưu có tác dụng trong tự như lực ma sát, chúng làm chuyển động của các vật bị chậm lại. Lực cản phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật.

1.2. Lực nâng của chất lưu

Khi vật chuyển động trong nước hay trong không khí thì ngoài lực cản (của không khí, của nước), vật còn chịu tác dụng của lực nâng.

Hình 19.3

Hình 19.4

- Hình 19.3 cho thấy, nếu cánh máy bay nghiêng đi một chút, chếch theo luồng gió, thì tăng thêm lực nâng tác dụng vuông góc với mặt dưới của cánh để nâng máy bay lên cao.

- Sau đây là một số tình huống trong thực tiễn, cho thấy khi các vật ở trong chất lưu, chúng chịu tác dụng của lực nâng. Việc giải thích lực nâng tác dụng lên vật sẽ trình bày ở bài 35 của chương VII.

- Nhờ có lực nâng:

+ Máy bay có thể di chuyển trong không khí (Hình 19.3).

+ Tàu thuyền có thể nổi và di chuyển được trên mặt nước (Hình 19.4).

+ Khinh khí cầu lơ lửng trên không trung (Hinh 19.5a).

+ Nhiều sinh vật bay lượn dễ dàng trong không khí (Hình 19.5b).

- Khi vật rơi trong chất lưu dưới tác dụng của trọng lực và lực cản của chất liru thì đến một lúc nào đó vật sẽ đạt tới vận tốc giới hạn và sẽ chuyển động đều với vận tốc này.

- Lực đẩy Archimedes Lực đẩy Archimedes học ở môn Khoa học tự nhiên lớp 8 là trường hợp riêng của lực nâng vật đứng yên trong chất liru. Công thức tính lực đẩy Archimedes: F= p.g.V

- Trong đó:

FA: lực đẩy Archimedes (N).

p: khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3).

V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).

Lực nâng của chất lưu giúp khinh khí cầu lơ lửng trên không trung, máy bay di chuyển trong không khí, cho phép tàu thuyền di chuyển trên mặt nước

Bài tập minh họa

Bài 1: Nêu những điểm khác biệt giữa lực cản và lực nâng?

Hướng dẫn giải

Sự khác biệt giữa lực cản và lực nâng: Lực cản làm cản trở chuyển động của vật; lực nâng làm duy trì trạng thái chuyển động của vật.

Bài 2: Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng?

A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe.

B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó.

C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó.

D. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng.

Hướng dẫn giải

- Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe: hai lực này cùng chiều => Không phải là hai lực cân bằng.

- Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó: hai lực này đặt vào hai vật khác nhau => Không phải là hai lực cân bằng.

- Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó: Hai lực này đặt vào hai vật khác nhau => không phải là hai lực cân bằng.

Chọn D

Bài 3: Theo em nếu loại bỏ được lực cản của không khí thì các vật sẽ rơi như thế nào ?

Hướng dẫn giải

Nếu loại bỏ được lực cản của không khí thì các vật sẽ rơi nhanh như nhau.

QUẢNG CÁO

Luyện tập Bài 19 Vật Lý 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh có thể:

- Nêu được những đặc điểm của lực cản, lực nâng

- Viết được công thức của lực đẩy Archimedes

3.1. Trắc nghiệm Bài 19 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 KNTT Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 19 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 KNTT Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Hoạt động trang 77 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 77 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 77 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 78 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 79 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 79 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 79 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 4 trang 79 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 19.1 trang 35 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 19.2 trang 35 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 19.3 trang 35 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 19.4 trang 36 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 19.5 trang 36 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 19.6 trang 36 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 19.7 trang 36 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 19.8 trang 36 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 19.9 trang 37 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 19 môn Vật Lý 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON