YOMEDIA

Trắc nghiệm theo chuyên đề Tương tác giữa các điện tích Vật lý 11

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Tổng hợp dạng bài tập trắc nghiệm theo chuyên đề Tương tác giữa các điện tích Vật lý 11. Đây là một tài liệu tham khảo rất có ích cho quá trình học tập, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, ôn tập chuẩn bị cho các kì thi, kiểm tra môn Vật lý. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH

Câu 1. Bốn vật kích thước nhỏ A, B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Hỏi B, C, D nhiễm điện gì?

            A. B và C âm, D dương.                                B. B âm, C và D dương.

            C. B và D âm, C dương.                                D. B và D dương, C âm.

Câu 2. Theo thuyết electron thì

            A. Vật nhiễm điện dương là vật chỉ có điện tích dương.

            B. Vật nhiễm điện âm là vật chỉ có điện tích âm.

            C. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron, nhiễm điện âm là vật dư electron

            D. Vật nhiễm điện dương hay âm là do số electron trong nguyên tử nhiều hay ít

Câu 3. Đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện A lại gần quả cầu kim loại B nhiễm điện thì chúng hút nhau. Giải thích nào sau đây đúng.

            A. A nhiễm điện do tiếp xúc. Phần gần B của A nhiễm điện cùng dấu với B, phần kia nhiễm điện trái dấu. Lực hút lớn hơn lực đẩy nên A bị hút.

            B. A nhiễm điện do tiếp xúc. Phần gần B của A nhiễm điện trái dấu với B làm A bị hút.

            C. A nhiễm điện do hưởng ứng. Phần gần B của A nhiễm điện cùng dấu với B, phần kia nhiễm điện trái dấu. Lực hút lớn hơn lực đẩy nên A bị hút.

            D. A nhiễm điện do hưởng ứng. Phần gần B của A nhiễm điện trái dấu với B, phần kia nhiễm điện cùng dấu. Lực hút lớn hơn lực đẩy nên A bị hút.

Câu 4. Có 3 vật dẫn, A nhiễm điện dương, B và C không nhiễm điện. Để B và C nhiễm điện trái dấu độ lớn bằng nhau thì

            A. Cho A tiếp xúc với B, tách ra rồi cho A tiếp xúc với C và tách ra.

            B. Cho A tiếp xúc với B, tách ra rồi cho C tiếp xúc B.

            C. Cho A, B, C tiếp xúc nhau cùng một lúc, rồi tách ra.

            D. nối B với C bằng dây dẫn rồi đặt gần A, sau đó cắt dây nối.

Câu 5. Hai điện tích đặt gần nhau, nếu giảm khoảng cách giữa chúng đi 2 lần thì lực tương tác giữa 2 vật sẽ

            A. tăng lên 2 lần          B. giảm đi 2 lần           C. tăng lên 4 lần          D. giảm đi 4 lần

Câu 6. Đưa vật A nhiễm điện dương lại gần quả cầu kim loại B ban đầu trung hòa về điện được nối với đất bởi một dây dẫn. Hỏi điện tích của B như nào nếu cắt dây nối đất sau đó đưa A ra xa B.

            A. B mất điện tích       B. B tích điện âm        C. B tích điện dương  D. Không xác định được.

Câu 7. Trong 22,4 lít khí Hyđrô ở 0°C, áp suất 1atm thì có 12,04.1023 nguyên tử Hyđrô. Tính tổng độ lớn các điện tích dương trong một cm³ khí Hyđrô.

            A. 3,6 C                      B. 5,6 C                       C. 6,6 C                      D. 8,6 C

Câu 8. Bốn quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích +2,3μC, –264.10–7C, –5,9 μC, +3,6.10–5 C. Cho 4 quả cầu đồng thời tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra. Tìm điện tích mỗi quả cầu?

            A. +1,5 μC                  B. +2,5 μC                  C. –1,5 μC                  D. –2,5 μC

Câu 9. Tính lực tương tác điện, lực hấp dẫn giữa electron và hạt nhân trong nguyên tử Hyđrô, biết khoảng cách giữa chúng là 5.10–9 cm, khối lượng hạt nhân bằng 1836 lần khối lượng electron

            A. Fđ = 7,2.10–8 N, Fh = 34.10–51N                 B. Fđ = 9,2.10–8 N, Fh = 36.10–51N

            C. Fđ = 9,2.10–8 N, Fh = 41.10–51N                 D. Fđ = 10,2.10–8 N, Fh = 51.10–51N

Câu 10. Tính lực tương tác điện giữa một electron và một prôtôn khi chúng đặt cách nhau 2.10–9 cm

            A. F = 9,0.10–7 N        B. F = 6,6.10–7 N        C. F = 5,76.10–7 N      D. F = 8,5.10–8 N

Câu 11. Hai điện tích điểm q1 = +3 µC và q2 = –3 µC,đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là

            A. lực hút với độ lớn F = 45 (N).                   B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).

            C. lực hút với độ lớn F = 90 (N).                   D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).

Câu 12. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí thì

            A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích

            B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.

            C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

            D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 13. Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10–7 C và 4.10–7 C, tương tác với nhau một lực F = 0,1 N trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là

            A. 0,6 cm.                   B. 0,6 m.                     C. 6,0 m.                     D. 6,0 cm.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

            A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

            B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

            C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

            D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron

Câu 15. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

            A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do

            B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.

            C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hòa điện.

            D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

            A. Đưa vật nhiễm điện dương lại gần một quả cầu bấc, nó bị hút về phía vật.

            B. Khi đưa vật nhiễm điện âm lại gần một quả cầu bấc, nó bị hút về phía vật.

            C. Khi đưa vật nhiễm điện âm lại gần một quả cầu bấc thì nó bị đẩy ra xa vật.

            D. Khi đưa vật nhiễm điện lại gần một quả cầu bấc thì nó bị hút về phía vật.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

            A. êlectron là hạt mang điện tích âm –1,6.10–19 (C)

            B. êlectron là hạt có khối lượng 9,1.10–31 (kg).

            C. Nguyên tử có thể mất đi hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

            D. êlectron không thể chuyển từ vật này sang vật khác.

Câu 18. Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực F. Thay đổi các điện tích­ thì lực tương tác đổi chiều nhưng độ lớn không đổi. Hỏi các yếu tố trên thay đổi như thế nào?

            A. đổi dấu q1 và q2.                                         B. tăng gấp đôi q1, giảm 2 lần q2.

            C. đổi dấu q1, không thay đổi q2.                    D. tăng giảm sao cho q1 + q2 không đổi.

Câu 19. Đồ thị biểu diễn lực tương tác Culông giữa hai điện tích theo bình phương khoảng cách giữa hai điện tích là đường

            A. hypebol                  B. thẳng bậc nhất        C. parabol                   D. tròn.

Câu 20. Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực F. Nếu giảm mỗi điện tích đi một nửa, và khoảng cách cũng giảm một nửa thì lực tương tác giữa chúng sẽ

            A. không thay đổi       B. tăng gấp đôi            C. giảm một nửa         D. giảm bốn lần

Câu 21. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong điện môi lỏng ε = 81 cách nhau 3cm chúng đẩy nhau bởi lực 2 μN. Độ lớn các điện tích là

            A. 52 nC                     B. 4,03nC                    C. 1,6nC                     D. 2,56 pC

Câu 22. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong không khí cách nhau 12cm, lực tương tác giữa chúng bằng 10N. Các điện tích đó là

            A. ± 2μC                     B. ± 3μC                     C. ± 4μC                     D. ± 5μC

Câu 23. Hai điện tích điểm đặt trong không khí cách nhau 12cm, lực tương tác giữa chúng bằng 10N. Đặt chúng vào trong dầu cách nhau 8cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10N. Hằng số điện môi của dầu là

            A. ε = 1,51                  B. ε = 2,01                  C. ε = 3,41                  D. ε = 2,25

Câu 24. Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện cách nhau 40cm. Giả sử bằng cách nào đó có 4.1012 electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Khi đó chúng hút hay đẩy nhau bằng lực tương tác là bao nhiêu?

            A. Hút nhau F = 23mN                                   B. Hút nhau F = 13mN

            C. Đẩy nhau F = 13mN                                  D. Đẩy nhau F = 23mN

Câu 25. Hai quả cầu nhỏ điện tích 10–7 C và 4.10–7 C tác dụng nhau một lực 0,1N trong chân không. Tính khoảng cách giữa chúng.

            A. 3 cm.                      B. 4 cm.                       C. 5 cm.                      D. 6 cm.

Câu 26. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng 2cm thì lực đẩy giữa chúng là 1,6.10–4N. Khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng là 2,5.10–4N, tìm độ lớn các điện tích đó.

            A. 2,67.10–9 C; 1,6 cm.                                   B. 4,35.10–9 C; 6,0 cm.

            C. 1,94.10–9 C; 1,6 cm.                                   D. 2,67.10–9 C; 2,56 cm.

Câu 27. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm q1 = q2 = 3μC cách nhau một khoảng 3cm trong chân không và trong dầu hỏa có hằng số điện môi ε = 2 lần lượt là

            A. F1 = 81 N; F2 = 45 N                                  B. F1 = 54 N; F2 = 27 N

            C. F1 = 90 N; F2 = 45 N                                  D. F1 = 90 N; F2 = 30 N

Câu 28. Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng 2cm đẩy nhau một lực 1N. Tổng điện tích của hai vật bằng 5.10–5 C. Tính điện tích của mỗi vật:

            A. q1 = 2,6.10–5 C; q2 = 2,4.10–5 C                  B. q1 = 1,6.10–5 C; q2 = 3,4.10–5 C

            C. q1 = 4,6.10–5 C; q2 = 0,4.10–5 C                  D. q1 = 3.10–5 C; q2 = 2.10–5 C

Câu 29. Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện q1 = 3μC và q2 = 1μC kích thước giống nhau cho tiếp xúc với nhau rồi đặt trong chân không cách nhau 5cm. Tính lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sau đó.

            A. 12,5N                     B. 14,4N                     C. 16,2N                     D. 18,3N

Câu 30. Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện q1 = 5μC và q2 = – 3μC kích thước giống nhau cho tiếp xúc với nhau rồi đặt trong chân không cách nhau 5cm. Tính lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sau đó.

            A. 4,1N                       B. 5,2N                       C. 3,6N                       D. 1,7N

Câu 31. Hai quả cầu kích thước giống nhau cách nhau một khoảng 20cm hút nhau một lực 4mN. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi lại đặt cách nhau với khoảng cách cũ thì chúng đẩy nhau một lực 2,25mN. Tính điện tích ban đầu của chúng.

            A. q1 = +2,17.10–7 C; q2 = +0,63.10–7 C         B. q1 = +2,67.10–7 C; q2 = –0,67.10–7 C

            C. q1 = –2,67.10–7 C; q2 = –0,67.10–7 C          D. q1 = –2,17.10–7 C; q2 = +0,63.10–7 C

 Câu 32. Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện cách nhau 2,5m trong không khí chúng tương tác với nhau bởi lực 9mN. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau thì điện tích của mỗi quả cầu bằng –3 μC. Tìm điện tích của các quả cầu ban đầu.

            A. q1 = –6,8 μC; q2 = +3,8 μC.                       B. q1 = +4,0 μC; q2 = –7,0 μC.

            C. q1 = +1,41 μC; q2 = –4,41 μC.                   D. q1 = +2,3 μC; q2 = –5,3 μC.

Câu 33. Hai quả cầu kim loại nhỏ kích thước giống nhau tích điện cách nhau 20cm chúng hút nhau một lực 1,2N. Cho chúng tiếp xúc với nhau tách ra đến khoảng cách cũ thì chúng đẩy nhau một lực bằng với lực hút. Tìm độ lớn điện tích của mỗi quả cầu lúc đầu.

            A. q1 = 0,16 μC và q2 = 5,84 μC                    B. q1 = 0,24 μC và q2 = 3,26 μC

            C. q1 = 2,34 μC và q2 = 4,36 μC                    D. q1 = 0,96 μC và q2 = 5,57 μC

 Câu 34. Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì hút nhau một lực F. Đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi ε = 4, đặt cách nhau một khoảng r’ = r/2 thì lực hút giữa chúng là

            A. F                             B. F / 2                        C. 2F                           D. F / 4

Câu 35. Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau thì có thể kết luận

            A. chúng đều là điện tích dương.                   B. chúng cùng độ lớn điện tích.

            C. chúng trái dấu nhau.                                  D. chúng cùng dấu nhau.

Câu 36. Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích lần lượt là q1 và q2, cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì mỗi quả cầu mang điện tích là

            A. q = 1/(q1 + q2).        B. q = q1q2.                  C. q = (q1 + q2)/2         D. q = (q1 – q2)/2

Câu 37. Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích với |q1| = |q2|, đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì chúng sẽ mang điện tích

            A. q = 2q1.                   B. q = 0.                      C. q = q1.                     D. q = q1/2.

Câu 38. Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích với |q1| = |q2|, đưa chúng lại gần thì chúng đẩy nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì chúng sẽ mang điện tích

            A. q = q1.                     B. q = q1/2.                  C. q = 0.                      D. q = 2q1.

Câu 39. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một đoạn 4cm, chúng đẩy nhau một lực 10–5 N. Độ lớn mỗi điện tích đó là

            A. |q| = 1,3.10–9 C       B. |q| = 2.10–9 C          C. |q| = 2,5.10–9 C       D. |q| = 2.10–8 C

Câu 40. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một đoạn 4cm, chúng hút nhau một lực 10–5 N. Để lực hút giữa chúng là 2,5.10–6 N thì chúng phải đặt cách nhau

            A. 6 cm                       B. 8 cm                        C. 2,5 cm                    D. 5 cm

Câu 41. Tại ba đỉnh A, B, C của một tam giác đều có cạnh 15cm đặt ba điện tích qA = +2 μC, qB = +8 μC, qC = –8 μC. Tìm véctơ lực tác dụng lên qA.

            A. F = 6,4N, hướng theo chiều B đến C.       B. F = 8,4 N, hướng vuông góc với BC.

            C. F = 5,9 N, hướng theo chiều C đến B.      D. F = 6,4 N, hướng theo chiều A đến B.

Câu 42. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy có ba điện tích điểm q­1 = +4 μC đặt tại gốc O, q2 = –3 μC đặt tại M trên trục Ox cách O đoạn OM = 5 cm, q3 = –6 μC đặt tại N trên trục Oy cách O đoạn ON = 10cm. Tính lực điện tác dụng lên q1.

            A. 1,273N                   B. 0,55N                     C. 0,483 N                  D. 2,13N

Câu 43. Hai điện tích điểm bằng nhau q = 2 μC đặt tại A và B cách nhau một khoảng AB = 6cm. Một điện tích q1 = q đặt trên đường trung trực của AB cách AB một khoảng x = 4cm. Xác định lực điện tác dụng lên q1.

            A. 14,6N                     B. 15,3 N                    C. 17,3 N                    D. 21,7N

Câu 44. Ba điện tích điểm q1 = 2.10–8 C, q2 = q3 = 10–8 C đặt lần lượt tại 3 đỉnh A, B, C của tam giác vuông tại A có AB = 3cm, AC = 4cm. Tính lực điện tác dụng lên q1.

            A. F = 0,3.10–3 N        B. F = 1,3.10–3 N        C. F = 2,3.10–3 N        D. F = 3,3.10–3 N

Câu 45. Người ta treo hai quả cầu nhỏ khối lượng bằng nhau m = 0,1g bằng hai sợi dây nhẹ có độ dài ℓ như nhau. Cho chúng nhiễm điện bằng nhau chúng đẩy nhau và cân bằng khi mỗi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 15°. Tính sức căng của dây treo.

            A. F = 103.10–5 N       B. F = 74.10–5 N         C. F = 52.10–5N          D. F = 26.10–5 N

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong tài liệu Trắc nghiệm theo chuyên đề Tương tác giữa các điện tích Vật lý 11. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập và đạt thành tích cao hơn trong học tập .

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON