YOMEDIA

Tổng ôn chuyên đề về Tụ điện môn Vật Lý 11 năm 2020

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập chuẩn bị trước kì thi học kì 1 sắp tới, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Tổng ôn chuyên đề về Tụ điện môn Vật Lý 11 năm 2020 được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần lý thuyết và bài tập vận dụng giúp các em tự luyện tập thật tốt. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TỔNG ÔN CHUYÊN ĐỀ VỀ TỤ ĐIỆN

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Tụ điện:

• Định nghĩa: Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn đó gọi là một bản của tụ điện.

• Tụ điện dùng để chứa điện tích.

• Tụ điện phẵng gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.

• Kí hiệu tụ điện

• Cách tích điện cho tụ: Nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.

Độ lớn điện tích trên mỗi bản của tụ điện khi đã tích điện gọi là điện tích của tụ điện.

2. Điện dung của tụ:

• Định nghĩa: Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó.

C= Q/U

• Đơn vị: Fara (F)

• Các loại tụ điện: tụ không khí, tụ giấy, tụ sứ…

• Tụ có điện dung thay đổi gọi là tụ xoay.

• Trên vỏ tụ thường ghi 1 cặp số.

VD: 10μF - 250V: trong đó 10μF là điện dung của tụ

250V là giá trị giới hạn của hiệu điện thế có thể đặt vào tụ. Quá giới hạn đó, tụ có thể bị hỏng.

• Năng lượng của điện trường trong tụ:

W= Q2/2C = U2C/2 = QU/2

II. KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP

- Áp dụng công thức của tụ điện: C= Q/U 

- Công thức tính năng lượng của tụ:

W= Q2/2C = U2C/2 = QU/2

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tụ điện là

A. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp dẫn điện.

B. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

Câu 2: Để tích điện cho tụ điện, ta phải:

A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế.

B. cọ xát các bản tụ với nhau.

C. đặt tụ gần vật nhiễm điện.

D. đặt tụ gần nguồn điện.

Câu 3: Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào không đúng?

A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.

B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.

C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).

D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.

Câu 4: Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ

A. tăng 2 lần.                      B. giảm 2 lần.

C. tăng 4 lần.                     D. không đổi.

Câu 5: Trong các công thức sau, công thức không phải để tính năng lượng điện trường trong tụ điện là

A. W = Q2/(2C).                 B. W = QU/2.

C. W = CU2/2.                    D. W = C2/(2Q).

Câu 6: Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là

A. 2.10-6 C.                         B. 16.10-6 C.

C. 4.10-6 C.                         D. 8.10-6 C.

Câu 7: Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng 20.10-9 C. Điện dung của tụ là

A. 2 μF.                              B. 2 mF.

C. 2 F.                               D. 2 nF.

Câu 8: Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 2V. Để tụ đó tích được điện lượng 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế

A. 500 mV.                         B. 0,05 V.

C. 5V.                                D. 20 V.

Câu 9: Hai đầu tụ 20 μF có hiệu điện thế 5V thì năng lượng tụ tích được là

A. 0,25 mJ.                        B. 500 J.

C. 50 mJ.                           D. 50 μJ.

Câu 10: Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì

A. chúng phải có cùng điện dung.

B. hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện phải bằng nhau.

C. tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn.

D. tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn.

Câu 11: Năng lượng điện trường trong tụ điện.

A. tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai bản tụ.

B. tỉ lệ với điện tích trên tụ.

C. tỉ lệ với bình phương hiệu điện thế giữa hai bản tụ.

D. tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai bản tụ và điện tích trên tụ.

Câu 12: Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế 10 V thì năng lượng của tụ là 10 mJ. Nếu muốn năng lượng của tụ là 22,5 mJ thì hai bản tụ phải có hiệu điện thế là

A. 15 V.                              B. 7,5 V.

C. 20 V.                             D. 40 V.

--------------

Trên đây là trích dẫn toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn chuyên đề về Tụ điện môn Vật Lý 11 năm 2020-2021. Để xem các tư liệu hữu ích khác, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON