YOMEDIA

Tổng ôn Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nito Sinh học 11

Tải về
 
NONE

Tài liệu Tổng ôn Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nito Sinh học 11 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Sinh học 11 đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ

A. Lý thuyết

I. Các nhân tố ảnh hưởng

1. Ánh sáng:

  Ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng thông qua quá trình quang hợp và trao đổi nước của cây

+ Quang hợp tạo ra năng lượng và lực khử à liên quan đến quá trình hấp thụ, vận chuyển và trao đổi khoáng, nito

+ Sự thoát hơi nước liên quan đến hấp thị nước và các ion khoáng hòa tan

2. Độ ẩm của đất:

- Nước tự do trong đất giúp hoà tan ion khoáng

- Hệ rễ sinh trưởng tốt, tăng diện tích tiếp xúc và hút bám của rễ

3. Nhiệt độ:

- Khi tăng nhiệt độ trong một giới hạn nhất định, thì quá trình hấp thụ chất khoáng và nitơ tăng

+ Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự hút khoáng  chủ động và hút khoáng bị động

+ Nhiệt độ càng thấp thì tốc độ khuếch tán các chất càng chậm

+ Khi tăng nhiệt độ lên một giới hạn nhất định làm tăng sự hấp thụ các chất khoáng và nito

+ Nhiệt độ vượt quá mức tối ưu thì tốc độ hút khoáng giảm, hệ thống hút nước bị biến tính và chết

- Nguyên nhân: Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của hệ rễ

- Cơ chế: Nhiệt độ đã ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình trao đổi chất, quá trình liên kết giữa các phân tử trong chất nguyên sinh và các nguyên tố khoáng.

4. Độ pH của đất:

- pH ảnh hưởng đến sự hoà tan khoáng

- pH ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất khoáng của rễ

- pH phù hợp nhất từ 6 - 6,5

- Ảnh hưởng đến các chất hút bám trên bề mặt keo đất

5. Độ thoáng khí:

- Cacbonic: Ảnh hưởng đến trao đổi ion khoáng bám trên bề mặt keo đất.

- Oxy: Ảnh hưởng đến hô hấp và áp suất thẩm thấu nên ảnh hưởng đến tiếp nhận nước và các chất dinh dưỡng

II. Bón phân hợp lý cho cây trồng

1. Lượng phân bón hợp lý

Lượng phân bón căn cứ theo:

+ Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng là lượng chất dinh dưỡng mà cây cần qua các thời kì sinh trưởng để tạo nên năng suất kinh tế tối đa, nhu cầu dinh dưỡng thay đổi theo thời kì và loại cây trồng

+ Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất là độ phì nhiêu của đất và tùy thuộc vào loại đất

+ Hệ số sử dụng phân bón là tỷ lệ lượng chất dinh dưỡng mà cây có khả năng lấy đi so với lượng phân được bón vào trong đất

2. Thời kì bón phân

 - Thời kì bón phân cần căn cứ vào các giai đoạn trong quá trình sinh trưởng với các chất dinh dưỡng khác nhau và với lượng khác nhau

- Cách nhận biết thời điểm bón phân là căn cứ vào những dấu hiệ bên ngoài của lá cây như hình dạng và màu sắc

3. Cách bón phân

* Các phương pháp bón phân:

- Bón qua đất:

+  Bón lót là bón phân trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng ban đầu của cây

+ Bón thúc là bón nhiều lần vừa thỏa mãn nhu cầu vừa tránh lãng phí do rửa trôi

- Bón qua lá (phun trực tiếp phân lên lá cây) là phương pháp tiết kiệm nhất và hiệu quả nhanh nhất.

B. Bài tập

Câu 1. Dung dịch bón phân qua lá phải có nồng độ các ion khoáng

A. thấp và chỉ bón khi trời không mưa.

B. thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi.

C. cao và chỉ bón khi trời không mưa.

D. cao và chỉ bón khi trời mưa bụi.

Câu 2. Trong một khu vườn có nhiều loài hóa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận đúng về cây này là:

A. Cần bón bổ sung muối canxi cho cây.

B. Có thể cây này đã được bón thừa kali.

C. Cây cần được chiếu sáng tốt hơn.

D. Có thể cây này đã được bón thừa nitơ.

Câu 3. Bón phân hợp lí là

A. phải bón thường xuyên cho cây.

B. sau khi thu hoạch phải bổ sung ngay lượng phân bón cần thiết cho đất.

C. phải bón đủ cho cây ba loại nguyên tố quan trọng là N, P, K.

D. bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách.

Câu 4. Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào:

A. dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra.                      B. dấu hiệu bên ngoài của thân cây.

C. dấu hiệu bên ngoài của hoa.                                 D. dấu hiệu bên ngoài của lá cây.

{-- Để xem nội dung đề và đáp án từ câu 5-6 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bài tập tự luận vận dụng cao ôn tập chủ đề Trao đổi nước ở thực vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF