Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng về các hoạt động bên trong cơ thể thực vật trong chương trình Sinh học 11 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Tổng hợp Một số công thức về Sinh lý thực vật Sinh học 11. Mời các em cùng tham khảo!
BÀI TẬP SINH LÝ THỰC VẬT
I. Một số công thức cơ bản để giải bài tập sinh lý thực vật
1. Hệ số hô hấp: Là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 hút vào trong chuỗi phản ứng hô hấp. RQ = [CO2]/[O2]
2. Sức hút nước của tế bào thực vật (atm): S = P - T
P : Áp suất thẩm thấu (atm)
T : Áp suất trương nước của tế bào (atm)
3. Áp suất thẩm thấu của tb (atm) : P = RTCi
P : Áp suất thẩm thấu (atm)
R : hăng số ≈ 0,082 amt/oK.mol
T : nhiệt độ tuyệt đối (oK) = to(C) + 273
C : nồng độ mol/l; C = n/V ; n: số mol chất tan ; V: thể tích dd
i: hệ số Van Hôp, lượng tiểu phân chất tan phân ly và tái hợp khi tan vào dung môi.
i = (n/n0)(ν-1) + 1 = a(ν-1) + 1
a = n/n0
n: số mol chất đã điện li
n0: tổng số mol chất hòa tan
v: số ion tạo ra từ 1 phân tử chất điện li.
Áp suất thẩm thấu của dung dịch lỏng chứa chất tan không điện li thỏa mãn phương trình: P = CRT
Thay C = n/V = m/MV → ta được: PV = (m/M)RT
V: thể tích dung dịch (lít) chứa m gam chất tan.
M: Khối lượng phân tử của chất tan
4. Hô hấp tb:
a. HH hiếu khí: C6H12O6 + 6 O2 = 6 CO2 + 6 H2O + 38 ATP
- Đường phân: C6H12O6 → 2 CH3COCOOH (axit piruvic) + 2 ATP + 2 NADH
- Chu trình Crep: 2 CH3COCOOH (axit piruvic) → 2 axetyl CoA + 2 CO2 + 2 NADH
2 axetyl CoA → 4 CO2 + 2 ATP + 6 NADH + 2 FADH2
- Chuỗi chuyền e hh và photphorin hóa oxi hóa:
10 NADH + 2 FADH2 + 6 O2 → (10.3 + 2.2) ATP + 6 H2O
b. HH kị khí: C6H12O6 = 2C2H5OH + 2CO2 + 2 ATP
- Đường phân: C6H12O6 → 2 CH3COCOOH (axit piruvic) + 2 ATP + 2 NADH
- Lên men: 2CH3COCOOH (axit piruvic) + 4H+ → 2CH5OH (rượu etilic) + 2CO2
Hoặc: 2CH3COCOOH (axit piruvic) + 2H+ → 2CH3COHCOOH (axit lactic)
5. Quang hợp:
a. QH và n/s cây trồng
Nkt = (FCO2.L.Kf.Kkt)n (tấn/ha)
Nkt : n/s kinh tế - phần chất khô tích lũy trong cơ quan kinh tế
FCO2 : khả năng QH = cường độ QH (mg CO2/dm2 lá/giờ) + hiệu suất QH (g chất khô/m2 lá/ ngày)
L : diện tích QH = chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2 đất) + thế năng quang hợp (m2 lá/ ngày)
Kf : hệ số hiệu quả QH = phần chất khô còn lại/ tổng số chất khô QH được
Kkt : hệ số kinh tế = chất khô tích lũy trong cơ quan kinh tế/ tổng số chất khô QH được
n : thời gian hoạt động của bộ máy QH
b. Quang hợp
- Pha sáng: 12 H2O + 18 ADP + 18 Pvc + 12 NADP+ → 18 ATP + 12 NADPH + 6 O2
- Pha tối (chu trình Canvin): 6 CO2 + 18 ATP + 12 NADPH → C6H12O6 + 18 ADP + 12 NADP+
c. Hệ số nhiệt:
- Pha sáng: Q10 = 1,1 – 1,4
- Pha tối: Q10 = 2 – 3
II. Bài tập minh họa
Câu 1: Tính hệ số hô hấp của các chất sau và rút ra kết luận gì về những kết quả thu được: Glucôzơ (C6H12O6), Glixerin (C3H8O3), Axit Tartric (C6H4O6), Axit Oxalic (C2H2O4), - Axit panmitic: C15H31COOH; - Axit stearic: C17H35COOH; - Axit sucxinic: HOOC - CH2 - CH2 – COOH; - Axit malic: HOOC - CH2 - CHOH – COOH
Hướng dẫn giải
Cách giải |
Kết quả |
|
Glucôzơ |
C6H12O6 + 6 O2 = 6 CO2 + 6 H2O |
RQ = 6/6 =1 |
Axit Oxalic |
2 C2H2O4 + O2 = 4 CO2 + 2 H2O |
RQ = 4 : 1 = 4 |
Axit Malic |
2 C4H6O5 + 6 O2 = 8 CO2 + 6 H2O |
RQ = 8 : 6 = 4/3 |
Glixerin |
2 C2H8O3 + 7 O2 = 6 CO2 + 8 H2O |
RQ = 6 : 7 = 0,86 |
Axit Stearic |
C18H36O2 + 26 O2 = 18 CO2 + 18 H2O |
RQ = 18 : 26 = 0,69 |
Axit Tartric |
C6H4O6 + 4 O2 = 6 CO2 + 2 H2O |
RQ = 6 : 4 = 1,5 |
Axit sucxinic |
C4H6O4 + 5 O2 = 4 CO2 + 6 H2O |
RQ = 4 : 5 = 0,8 |
Câu 2: Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa các phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 hút vào khi cơ thể hô hấp và trong quá trình hô hấp cứ 1phân tử NADH qua chuỗi chuyền eletron thì tế bào thu được 3 ATP; 1phân tử FADH2 qua chuỗi chuyền electron tế bào thu được 2 ATP.
a) Hãy tính (RQ) khi nguyên liệu hô hấp là C6H12O6 (Glucôzơ).
b) Tính số phân tử ATP mà tế bào thu được trong các giai đoạn của quá trình hô hấp và tổng số phân tử ATP mà tế bào thu được sau khi phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ?
Hướng dẫn giải
Cách giải |
Kết quả |
a) Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp mà nguyên liệu là glucôzơ: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O => Chỉ số hô hấp (RQ) = 6/6 = 1 b) Quá trình hô hấp được chia làm 3 giai đoạn: + Đường phân: Tạo ra 2 ATP và 2 NADH + Chu trình crep: Tạo ra 2 ATP và 8 NADH, 2FADH2 + Chuỗi chuyền electron hô hấp: (Qua chuỗi chuyền electron: 1NADH tạo 3 ATP; 1FADH2 tạo 2 ATP) => Số phân tử ATP được tạo ra qua chuỗi chuyền điện tử = 34 ATP - Như vậy, tổng số phân tử ATP mà tế bào thu được sau khi phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ là 38 ATP. |
a) Hệ số hô hấp là: 1
b) Số ATP mà tế bào thu được qua các giai đoạn là : - Đường phân: 2ATP - Chu trình crep: 2 ATP - Chuỗi chuyền electron: 34 ATP - Tổng số ATP tế bào thu được khi phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ là : 38 ATP |
Câu 1.
a. Nước trong cây được vận chuyển như thế nào? Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét?
b. Tại sao nói sự trao đổi nước và muối khoáng của cây xanh liên hệ mật thiết với nhau?
Hướng dẫn giải
a. Sự vận chuyển nước trong cây.
* Nước trong cây từ rễ đến lá được vận chyển theo hai con đường:
+ Con đường ngắn: đi qua các tế bào sống, nước vận chuyển chậm.
Từ lông hút → tế bào nhu mô rễ → mạch dẫn rễ.
+ Theo con đường symplast hoặc apoplas
Từ mạch dẫn lá → tế bào nhu mô lá → khí khổng.
- Con đường dài: qua mạch gỗ của rễ, thân, lá. Con đường này đi qua các tế bào chết, dài, vận chuyển nhanh
* Nguyên nhân giúp nước dịch chuyển lên cao hàng chục mét là:
- Nhờ sự thoát hơi nước ở lá gây sự chênh lệch áp suất thẩm thấu ở lá > thân > reextaoj lực hút tận cùng trên
- Nhờ lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với các phân tử cấu tạo nên thành mạch.
- Nhờ áp suất rễ tạo lực đẩy tận cùng dưới
b. Sự trao đổi nước và khoáng có liên hệ mật thiết với nhau là vì:
- Chất khoáng hòa tan trong nước, cây hút khoáng thông qua hút nước
- Cây hút khoáng làm cho nồng độ các chất trong cây tăng lên, thúc đẩy quá trình trao đổi nước càng mạnh.
- Trong quá trình vận chuyển nước trong thân, nhờ lực liên kết giữa các phân tử nuwocs với nhau, với các phân tử chất khoáng hòa tan trong nước mà các chất khoáng cũng đồng thời dược vận chuyển qua thân lên lá.
- Trao đổi nước và trao đổi khoáng luôn gắn liền và thúc đẩy nhau.
Câu 2.
a. Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành phần quang phổ? Hai loại ánh sáng nói trên thích hợp với nhóm thực vật nào? Tại sao?
b. Hô hấp sáng có ảnh hưởng gì đối với cây và xảy ra trong những bào quan nào của lá?
c. Những cây lá có màu đỏ có quang hợp được không ? tại sao?
Hướng dẫn giải
a.
- Cả về cường độ quang hợp lẫn thành phần quang phổ ánh sáng.
Ánh sáng phía trên thích hợp cho cây ưa sáng.
Ánh sáng phía dưới thích hợp cho cây ưa bóng.
b. Hô hấp sáng: (quang hô hấp) diễn ra đồng thời với quang hợp ở nhóm thực vật C3, gây lãng phí sản phẩm quang hợp.
- Xảy ra ở lục lạp, peroxixom và ti thể.
c. Những cây có lá màu đỏ có quang hợp được:
- Vì chúng vẫn có nhóm sắc tố màu lục, nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là antoxianin và carotenoit.
- Cường độ quang hợp thường không cao
Câu 3.
a. Tại sao đất chua nghèo dinh dưỡng?
b. Vì sao đất kiềm cây khó sử dụng được chất khoáng?
c. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân thảo và những cây bụi thấp?
d. Tại sao cây sống ở vùng nước ngọt, đem trồng ở vùng đất có nồng độ muối cao thì mất khả năng sinh trưởng?
Hướng dẫn giải
a. Đất chua thì trong dung dich đất giàu các ion H+, các ion này sẽ đi vào keo đát và chiếm chỗ của các ion dương trong đất là những chất dinh dưỡng. Trong dung dịch đất lúc này có nhiều ion dương là những chất dinh dưỡng, chúng dễ dàng bị rữa trôi làm cho đất nghèo dinh dưỡng.
b. Đất kiềm làm cho nhiều loại muối khoáng (phosphat, vi lượng ..) chuyển sang dạng khó tan và cây trồng khó sử dụng.
c. Những cây này thường thấp, dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước và bên cạnh đó áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây hiện tượng ứ giọt.
d. Đất có nồng độ muối cao → nồng độ dung dịch đất cao hơn so với nồng độ dịch tế bào của cây trước đây sống ở vùng nước ngọt à có sự chệnh lệch nồng độ giữa hai môi trường. Nước vận chuyển theo cơ chế thẩm thấu, nghĩa là di chuyển từ trong tế bào ra ngoài cây và làm cho cây mất nước à héo dần và chết.
III. Bài tập tự luyện
Câu 1.
a. Vì sao nói quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng?
b. Có người nói: khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây có thể bị ngộ độc bởi NH3. Điều đó đúng hay sai? Giải thích.
Câu 2. Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.
- Tiếp theo lồng một lá của cây vào một bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín, tiếp đó lồng một lá tương tự vào bình tam giác B chứa dung dịch KOH và đậy kín.
- Sau đó để cây ngoài sáng trong 5h
- Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở hai lá (bằng thuốc thử iot)
Hãy cho biết:
- Vì sao phải để cây trong tối trước hai ngày?
- Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả nư thế nào? Giải thích.
- Nhận xét vai trò của khí CO2 đối với quang hợp.
Câu 3.
a. Khi nói đến áp suất rễ, có nói đến hiện tượng ứ giọt:
- Hiện tượng ứ giọt là gì?
- Hiện tượng này xảy ra ở đâu?
- Ở những nhóm cây nào thì xảy ra hiện tượng này? Vì sao?
b. Tại sao khi trời nắng to ta không nên tưới nước cho cây?
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp Một số công thức về Sinh lý thực vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bài tập trắc nghiệm ôn tập Cảm ứng ở động vật Sinh học 11 có đáp án
- Kiến thức trọng tâm chuyên đề: Sinh sản ở động vật Sinh học 11
Chúc các em học tập tốt !