Tài liệu Tổng hợp các câu hỏi ôn tập Hô hấp ở thực vật Sinh học 11 có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng về quá trình hô hấp ở thực vật trong chương trình Sinh học 11 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!
BÀI TẬP HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Hệ số hô hấp là gì? Có nhận xét gì về hệ số hô hấp của hạt cây họ lúa và hạt hướng dương trong quá trình nảy mầm?
Hướng dẫn giải
.- Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử oxi cây lấy vào khi hô hấp.
- Trong quá trình nảy mầm của cây họ lúa, chất dự trữ chủ yếu là đường thì hệ số hô hấp gần bằng 1.
+ Ở hạt cây hướng dương giàu chất béo, sự biến đổi của hệ số hô hấp phức tạp: ở giai đoạn đầu hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1 do hạt sử dụng đường để hô hấp, sau đó hệ số hô hấp giảm xuống còn 0,3 – 0,4 do hạt sử dung nguyên liệu là chất béo, tiếp theo đó hệ số hô hấp lại tăng lên gần bằng 1 do đường bắt đầu được tích lũy.
Câu 2.
a. Trong hô hấp ở TV, ATP được tạo ra theo những con đường nào?
b. Giải thích tại sao hô hấp sáng ở TV lại làm giảm hiệu quả quang hợp?
Hướng dẫn giải
a. ATP được tạo ra theo 2 con đường:
- Con đường photphorin hóa ở mức cơ chất: xảy ra trong giai đoạn đoạn đường phân và chu trình Crep (4 ATP)
- Con đường photphorin hóa ở mức enzym: xảy ra ở giai đoạn chuỗi chuyền e (34 ATP)
b. Hô hấp sáng xảy ra ở TV C3 khi nồng độ O2 cao, CO2 thấp. Quá trình hô hấp sáng làm giảm hiệu quả QH là do làm giảm 50% lượng APG.
- Khi nồng độ CO2 thấp và nồng độ O2 cao thì E cố định CO2 đầu tiên Rubisco sẽ có hoạt tính oxi hóa, biến đổi Ri5DP thành 1 APG và axit glicolic. Sau đó O2 kết hợp với glicolic và diễn ra hô hấp sáng. Trong điều kiện QH bình thường thì 1 phân tử Ri5DP kết hợp với một phân tử CO2 sẽ tạo ra 2 APG, từ đó hình thành nên glucose và các sản phẩm khác. Khi có hô hấp sáng, từ 1 phân tử Ri5DP chỉ hình thành được 1 phân tử APG, nên làm giảm 50% sản phẩm QH.
Câu 3. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường đọ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?
Hướng dẫn giải
* Vì: Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ
- Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản -> tăng cường độ hô hấp của đối tượng đựơc bảo quản.
- Làm tăng độ ẩm -> tăng cường độ hh, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phá hỏng sản phẩm
- Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản -> O2 giảm nhiều -> mt kị khí –
sản phẩm sẽ bị phân hủy nhanh chóng.
* Không nên, vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất là hạt giống, củ giống.
Câu 4. Nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật?
Hướng dẫn giải
Hô hấp hiếu khí |
Lên men |
- Cần oxy |
- Không cần |
- xảy ra ở tế bào chất và ti thể |
- xảy ra ở tế bào chất |
- Có chuổi truyền electron |
- Không có |
- Sản phẩm cuối: hợp chất vô cơ CO2 và H2O |
- SP cuối cùng là hợp chất hữu cơ: axit lactic, rượu |
- Tạo nhiều năng lượng hơn (36ATP) |
- Ít năng lượng hơn(2ATP) |
Câu 5. Xem sơ đồ thí nghiệm sau:
- Nêu mục đích thí nghiệm
- Vì sao ống A chứa KOH
- Cho biết hiện tượng xảy ra trong ống C sau thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm sẽ thế nào nếu thay bằng hạt đậu khô?
- Tại sao lại sử dụng hạt nảy mầm làm đối tượng thí nghiệm?
Hướng dẫn giải
- Mục đích: nhận biết hô hấp TV thải CO2
- Ống A chứa KOH: hấp thụ hết CO2 có trong không khí trước khi tham gia thí nghiệm.
- Ống C xuất hiện các vẩn kết tủa trắng giống ống A
- Khi thay bằng hạt đậu khô, thí nghiệm sẽ không có váng đục ở ống C (hạt khô cướng độ hô hấp rất yếu nên khó quan sát)
- Hạt nảy mầm có kcish thước nhỏ gọn nên dễ bố trí thí nghiệm; hạt nảy mầm có cường độ hô hấp rất mạnh nên dễ quan sát kết quả thí nghiệm.
Câu 6. Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nito. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này vào trong thực tiễn trồng trọt như thế nào?
Hướng dẫn giải
- Mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nito: Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP, tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ " ATP và các hợp chất hữu cơ này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nito, quá trình sử dụng các chất khoáng và biến đổi nito trong cây.
+ Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP " cung cấp cho quá trình hấp thụ khoáng và nito, quá trình sử dụng các chất khoáng và biến đổi nito trong cây.
+ Tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ " sử dụng làm tăng áp suất thẩm thấu của TB lông hút, chất mang vận chuyển các chất qua màng.
Câu 7: Cho các lọ thuỷ tinh chứa đầy nước và có nút kín, một loài TV thuỷ sinh, một loài ĐV thuỷ sinh. Hãy bố trí các thí nghiệm để có được:
- Lọ sinh vật sống được lâu nhất - giải thích.
- Lọ sinh vật sống ngắn nhất - giải thích.
Hướng dẫn giải
- Lọ SV sống được lâu nhất là lọ gồm TV thuỷ sinh và ĐV thuỷ sinh để ngoài sáng. Vì TV thuỷ sinh QH thải O2 cung cấp cho ĐV thuỷ sinh hô hấp, đồng thời ĐV thuỷ sinh thải CO2 cung cấp cho TV thuỷ sinh QH.
- Lọ SV sống ngắn nhất là lọ TV thuỷ sinh và ĐV thuỷ sinh để trong tối. Vì cả ĐV và TV thuỷ sinh đều hô hấp " thiếu O2 " chết.
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Qua hô hấp hiếu khí diễn ra trong ti thể tạo ra
A. 38 ATP.
B. 36 ATP.
C. 32 ATP.
D. 34 ATP.
Câu 2. Sản phẩm của quá trình hô hấp gồm:
A. CO2, H2O, năng lượng. C. O2, H2O, năng lượng.
B. CO2, H2O, O2. D. CO2, O2, năng lượng.
Câu 3. Một phân tử glucôzơ khi hô hấp hiếu khí giải phóng:
A. 38 ATP.
B. 30 ATP.
C. 40 ATP.
D. 32 ATP.
Câu 4. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở vị trí nào trong tế bào?
A. Ti thể.
B. Tế bào chất.
C. Nhân.
D. Lục lạp.
Câu 5. Giai đoạn đường phân xảy ra ở vị trí nào trong tế bào?
A. Ti thể.
B. Tế bào chất.
C. Nhân.
D. Lục lạp.
Câu 6. Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ tạo ra:
A. 1 axit piruvic + 1 ATP.
B. 2 axit piruvic + 2 ATP.
C. 3 axit piruvic + 3 ATP.
D. 4 axit piruvic + 4 ATP.
Câu 7. Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:
A. Mạng lưới nội chất.
B. Không bào.
C. Ti thể.
D. Lục lạp.
Câu 8. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan nào?
A. Lục lạp, lizôxôm, ty thể.
B. Lục lạp, Perôxixôm, ty thể.
C. Lục lạp, bộ máy gôngi, ty thể.
D. Lục lạp, Ribôxôm, ty thể.
Câu 9. Phương trình tổng quát của hô hấp được viết đúng là
A. 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O + (36 – 38 ATP) + Nhiệt.
B. 6CO2 + C6H12O6 → 6H2O + 6O2 + 6H2O + (36 – 38 ATP) + Nhiệt.
C. C6H12O6 + 6O2 + 6H2O → 6CO2 + 12H2O + (36 – 38 ATP) + Nhiệt.
D. C6H12O6 + 6O2 + 6H2O → 6CO2 + 12H2O + (34 – 36 ATP) + Nhiệt.
Câu 10. Hô hấp sáng là
A. quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.
B. quá trình hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ở ngoài sáng.
C. quá trình hấp thụ H2O và giải phóng O2 ở ngoài sáng.
D. quá trình hấp thụ H2O, CO2 và giải phóng C6H12O6 ở ngoài sáng.
ĐÁP ÁN
1B. 2A. 3A. 4A. 5B. 6B. 7C. 8B. 9C. 10A.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-20 phần bài tập trắc nghiệm của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng hợp các câu hỏi ôn tập Hô hấp ở thực vật Sinh học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bài tập trắc nghiệm ôn tập Cảm ứng ở động vật Sinh học 11 có đáp án
- Kiến thức trọng tâm chuyên đề: Sinh sản ở động vật Sinh học 11
Chúc các em học tập tốt !