YOMEDIA

Tổng hợp 4 đề thi học sinh giỏi có đáp án chi tiết môn Lịch sử 9

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 9 đạt kết quả cao trong học tập cũng như trong kì thi học sinh giỏi, ban biên tập HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Tổng hợp 4 đề thi học sinh giỏi có đáp án chi tiết môn Lịch sử 9. Tài liệu gồm các câu hỏi có đáp án chi tiết và rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

TỔNG HỢP 4 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 9

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Vì sao Đảng ta triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11– 1939 tại Bà Điểm (Hóc

Môn– Gia Định). Nội dung và ý nghĩa của Hội nghị.

Câu 2. Chiến dịch nào của ta đã mở ra một bước ngoặt lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến năm 1954. Diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch đó.

Câu 3. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau giữa Hiệp định Giơ– ne– vơ về Đông Dương năm 1954 và Hiệp định Pa– ri về Việt Nam năm 1973: hoàn cảnh kí hết, nội dung và ý nghĩa của Hiệp định.

Câu 4. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trong điều kiện nào? Hãy nêu những thành tựu chính về kinh tế, khoa học kĩ thuật của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70. Những thành tựu đó có ảnh hưởng đến các nước như thế nào?

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 1.

1.1.Vì sao

- Tháng 9– 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ở châu Âu, quân đội phát xít Đức tấn công nước Pháp, Chính phủ phản động Pháp đầu hàng làm tay sai cho Đức (6– 1940).

- Ở Viễn Đông, quân đội phát xít Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và cho quân tiến sát vào biên giới Việt – Trung.

- Tháng 9– 1940, Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật rồi cấu kết với Nhật để cùng áp bức bóc lột nhân dân Đông Dương.

+ Thủ đoạn gian xảo của Pháp: Thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”, tăng các loại thuế.

+ Thủ đoạn thâm độc của Nhật: Thu mua lương thực (chủ yếu là gạo, lúa) theo lối cưỡng bức.

- Dưới hai tầng áp bức, bó lột của Pháp– Nhật, đời sống của các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là nông dân bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng.

- Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập Hội nghị Trung ương tháng 11– 1939 để chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, tập trung giải quyết nhiệm vụ chống đế quốc Pháp và phát xít Nhật, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

1.2. Nội dung

- Hội nghị xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và bọn tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

- Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, nặng lãi. Khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công– nông– binh được thay thế bằng khẩu hiệu Chính quyền Dân chủ Cộng hòa.

- Về phương pháp đấu tranh, Đảng chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp.

- Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

1.3.Ý nghĩa

Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11– 1939 “đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo chiến lược”, thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng.

Câu 2.

2.1. Chiến dịch mở mở ra một bước ngoặt lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến năm 1954 là chiến dịch Biên giới thu– đông năm 1950

2.2. Diễn biến chiến dịch

- Ngày 16– 9– 1950, quân ta mở cuộc tấn công Đông Khê, mở đầu chiến dịch. Ngày 18– 9, quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay.

- Địch buộc rút khỏi Cao Bằng, cho quân từ Thất Khê lên đón, yểm trợ cho cuộc rút lui.

- Ta đoán được ý định của địch nên bố trí quân mai phục chặn địch trên Đường số 4 làm cho hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng, không lên lạc được với nhau.

- Ngày 22– 10– 1950, chiến dịch Biên giới kết thúc, quân Pháp phải rút lui khỏi Đường số 4.

- Tại các chiến trường khác, quân ta hoạt động mạnh, buộc Pháp phải rút lui khỏi thị xã Hòa Bình, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình– Trị– Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

2.3. Ý nghĩa

- Quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ) về tay ta. Lực lượng kháng chiến đã trưởng thành về mọi mặt.

- Với chiến thắng Biên giới, con đường nối nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông.

Câu 3.

Hoàn cảnh kí kết Hiệp định Giơ– ne– vơ được kí kết trong lúc thực dân Pháp bị thất bại hoàn toàn ở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ta kí Hiệp định để buộc thực dân Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương

Hiệp định Pa– ri được kí kết trong lúc Mĩ mới chỉ bị thất bại trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc. Ta kí Hiệp định để buộc Mĩ rút quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ về nước, để cho nhân dân Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.

Nội dung

- Các bên tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực.

- Quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam- Bắc. Sau đó, quân Pháp

rút về nước.

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

- Hai bên tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

Ý nghĩa - Đánh dấu bước thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

- Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh, rút hết quân đội về nước.

- Đây là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phòng toàn miền Nam.

- Mĩ rút quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ về nước nhưng chưa chấp nhận việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, Mĩ vẫn tiếp tục viện trợ cho ngụy tiếp tục chiến tranh.

Câu 4.

4.1. Điều kiện

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy, gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá.

- Nhưng với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946- 1950) trong 4 năm 3 tháng.

4.2. Những thành tựu

- Kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Giữa thập niên 70 chiếm gần 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Về nông nghiệp, năm 1970 đạt 186 triệu tấn, năng suất trung bình 15,6 tạ/ha.

- Khoa học– kĩ thuật: Chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học– kĩ thuật thế giới, đặc biệt là ngành vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người: Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ. Năm 1976, Liên Xô phóng con tàu “phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga– ga– rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.

4.3. Ảnh hưởng đến các nước

- Có điều kiện giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa về vật chất và tinh thần trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.

- Có điều kiện ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La– tinh.

- Là chỗ dựa cho phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Nêu những cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động cứu nước, cứu dân từ

năm 1911 đến năm 1930. Phân tích một cống hiến to lớn nhất.

Câu 2. Phân tích một nguyên nhân quyết định nhất để đưa Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam

dẫn đến thắng lợi. Vì sao cách mạng tháng Tám thắng lợi có tác dụng đến cách mạng thế giới.

Câu 3. Vì sao ta chọn Tây Nguyên làm điểm quyết chiến chiến lược trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy

Xuân năm 1975? Cách đánh của ta trong chiến dịch Tây Nguyên như thế nào?

 

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của các đề thi các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng hợp 4 đề thi học sinh giỏi có đáp án chi tiết môn Lịch sử 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON