YOMEDIA

Tóm tắt kiến thức và công thức chương 1 Điện tích- Điện tích trường môn Vật lý 11

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu tổng hợp Tóm tắt kiến thức và công thức chương 1 Điện tích- Điện tích trường môn Vật lý 11. Tài liệu bao gồm các kiến thức cơ bản của từng dạng bài, giúp các em đi sâu vào kiến thức chủ chốt và nắm vững công thức. Hi vọng tài liệu này sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho các em.

ATNETWORK
YOMEDIA

TÓM TẮT CÔNG THỨC VÀ LÍ THUYẾT VẬT LÝ 11

CHƯƠNG I.   ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG

 

I. Cách nhiễm điện. Có 3 cách nhiễm điện một vật: Cọ xát, tiếp xúc ,hưởng ứng

II. Định luật Cu lông:

Lực tương tác giữa 2 điện tích điểm q1; q2 đặt cách nhau một khoảng r trong môi trường có hằng số điện môi ε là \({\vec F_{12}};{\vec F_{21}}\) có:

- Điểm đặt: trên 2 điện tích.

- Phương: đường nối 2 điện tích.

- Chiều:           + Hướng ra xa nhau nếu         q1.q2 > 0  (q1; q2 cùng dấu)

                         + Hướng vào nhau nếu                       q1.q2 < 0  (q1; q2 trái dấu)

- Độ lớn:  \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\)  ; k = 9.109

\(\left( {\frac{{N.{m^2}}}{{{C^2}}}} \right)\) (ghi chú: F là lực tĩnh điện)

- Biểu diễn:

3. Vật dẫn điện, điện môi:

+ Vật (chất) có nhiều điện tích tự do → dẫn điện

+ Vật (chất) có chứa ít điện tích tự do → cách điện. (điện môi)

4. Định luật bảo toàn điện tích: Trong 1 hệ cô lập về điện (hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác) thì tổng đại số các điện tích trong hệ là 1 hằng số

III. Điện trường

+ Khái niệm: Là môi trường tồn tại xung quanh điện tích và tác dụng lực lên điện tích khác đặt trong nó.

+ Cường độ điện trường: Là đại lượng đặc trưng cho điện trường về khả năng tác dụng lực.

  \(\vec E = \frac{{\vec F}}{q} \Rightarrow \vec F = q.\vec E\)     Đơn vị: E(V/m)

q > 0 : \(\vec F\) cùng phương, cùng chiều với \(\vec E\) .

q < 0 :  \(\vec F\) cùng phương, ngược chiều với  \(\vec E\).

+ Đường sức điện trường: Là đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của tiếp tưyến tại bất kỳ điểm nào trên đường cũng trùng với hướng của véc tơ CĐĐT tại điểm đó.

Tính chất của đường sức:

- Qua mỗi điểm trong đ.trường ta chỉ có thể vẽ được 1 và chỉ 1 đường sức điện trường.

- Các đường sức điện là các đường cong không kín,nó xuất phát từ các điện tích dương,tận cùng ở các điện tích âm.

- Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau.

- Nơi nào có CĐĐT lớn hơn thì các đường sức ở đó vẽ mau và ngược lại

+ Điện trường đều:

- Có véc tơ CĐĐT tại mọi điểm đều bằng nhau.

- Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song cách đều nhau

+ Nguyên lí chồng chất điện trường: \(\mathop E\limits^ \to   = \mathop {{E_1}}\limits^ \to   + \mathop {{E_2}}\limits^ \to   + .....\mathop { + {E_n}}\limits^ \to  \)

Xét trường hợp tại điểm đang xét chỉ có 2 cường độ điện trường  

+  \(\vec E = {\vec E_1} + {\vec E_2}\)

\({\vec E_1} \uparrow \uparrow {\vec E_2} \Rightarrow E = {E_1} + {E_2}\)

\({\vec E_1} \uparrow \downarrow {\vec E_2} \Rightarrow E = \left| {{E_1} - {E_2}} \right|\)

+  \({\vec E_1} \bot {\vec E_2} \Rightarrow E = \sqrt {E_1^2 + E_2^2} \)

\(\left( {{{\vec E}_1},{{\vec E}_2}} \right) = \alpha \Rightarrow E = \sqrt {E_1^2 + E_2^2 + 2{E_1}{E_2}\cos \alpha } \)

       Nếu  \({E_1} = {E_2} \Rightarrow E = 2{E_1}\cos \frac{\alpha }{2}\)

IV. Công của lực điện trường:  Công của lực điện tác dụng vào 1 điện tích không phụ thuộc vào dạng của đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu,điểm cuối của đường đi trong điện trường

                     AMN = q.E. \(\overline {M'N'} \) = q.E.dMN

(với  d  =  là độ dài đại số của hình chiếu của đường đi MN lên trục toạ độ ox với chiều dương của trục ox là chiều của đường sức)

. Liên hệ giữa công của lực điện và hiệu thế năng của điện tích

                        AMN = WM - WN = q VM - q.VN =q(VM-VN)=q.UMN

           . Thế năng điện trường- Điện thế tại các điểm M,N

             Điện thế :  \({V_M} = \frac{{{W_M}}}{q}\)   

Suy ra:      \({V_M} = k\frac{Q}{{{r_M}}}\)  

                  dM=rM, dN=rN là khoảng cách từ Q đến M,N

+ Hiệu điện thế giữa 2 điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có 1 điện tích di chuyển giữa 2 điểm đó

V. Vật dẫn trong điện trường

- Khi vật dẫn đặt trong điện trường mà không có dòng điện chạy trong vật thì ta gọi là vật dẫn cân bằng điện (vdcbđ)

+ Bên trong vdcbđ cường độ điện trường bằng không.

+ Mặt ngoài vdcbđ: cường độ điện trường có phương vuông góc với mặt ngoài

+ Điện thế tại mọi điểm trên vdcbđ bằng nhau

+ Điện tích chỉ phân bố ở mặt ngoài của vật, sự phân bố là không đều (tập trung ở chỗ lồi nhọn)

VI. Điện môi trong điện trường

- Khi đặt một khối điện môi trong điện trường thì nguyên tử của chất điện môi được kéo dãn ra một chút và chia làm 2 đầu mang điện tích trái dấu (điện môi bị phân cực). Kết quả là trong khối điện môi hình thành nên một điện trường phụ ngược chiều với điện trường ngoài

VII. Tụ điện

- Định nghĩa: Hệ 2 vật dẫn đặt gần nhau, mỗi vật là 1 bản tụ. Khoảng không gian giữa 2 bản là chân không hay điện môi

Tụ điện phẳng có 2 bản tụ là 2 tấm kim loại phẳng có kích thước lớn ,đặt đối diện nhau, song song với nhau

- Điện dung của tụ : Là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ 

\(C = \frac{Q}{U}\)            (Đơn vị là F.)

Công thức tính điện dung của tụ điện phẳng:

\(C = \frac{{\varepsilon .S}}{{{{9.10}^9}.4\pi .d}}\) . Với S là phần diện tích đối diện giữa 2 bản.

Ghi chú : Với mỗi một tụ điện có 1 hiệu điện thế giới hạn nhất định, nếu khi sử dụng mà đặt vào 2 bản tụ hđt lớn hơn hđt giới hạn thì điện môi giữa 2 bản bị đánh thủng.

- Ghép tụ điện song song, nối tiếp

 

 

GHÉP NỐI TIẾP

GHÉP SONG SONG

Cách mắc :

Bản thứ hai của tụ 1 nối với bản thứ nhất

 của tụ 2, cứ thế tiếp tục

Bản thứ nhất của tụ 1 nối với bản thứ nhất của tụ 2, 3, 4 …

Điện tích

QB = Q1 = Q2 = … = Qn

QB = Q1 + Q2 + … + Qn

Hiệu điện thế

UB = U1 + U2 + … + Un

UB = U1 = U2 = … = Un

Điện dung

\(\frac{{\rm{1}}}{{{{\rm{C}}_{\rm{B}}}}} = \frac{{\rm{1}}}{{{{\rm{C}}_{\rm{1}}}}} + \frac{{\rm{1}}}{{{{\rm{C}}_{\rm{2}}}}} + ... + \frac{{\rm{1}}}{{{{\rm{C}}_{\rm{n}}}}}\)

CB = C1 + C2 + … + Cn

Ghi chú

CB < C1, C2 … Cn

CB > C1, C2, C3

- Năng lượng của tụ điện: \(W = \frac{{Q.U}}{2} = \frac{{C.{U^2}}}{2} = \frac{{{Q^2}}}{{2C}}\)

- Năng lượng điện trường: Năng lượng của tụ điện chính là năng lượng của điện trường trong tụ điện. 

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Tóm tắt kiến thức và công thức chương 1 Điện tích- Điện tích trường môn Vật lý 11. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập . ​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON