Bài văn mẫu Thuyết minh về cách làm diều giấy dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn thuyết minh hay và đặc sắc nhất. Hy vọng rằng các em sẽ có được những bài văn thuyết minh đạt điểm cao. Cùng Học247 tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Thuyết minh về bến Nhà Rồng.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài:
- Giới thiệu về diều giấy và cách làm diều giấy.
b. Thân bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc diều giấy:
+ Diều giấy có nguồn gốc ở Trung Quốc
+ Chủ yếu xuất hiện ở các nước vùng Đông Nam Á
+ Ở Việt Nam diều giấy thường có mặt ở các vùng quê đồng bằng.
- Giới thiệu cấu tạo của diều giấy:
+ Diều giấy được làm chủ yếu bằng tre, hóp hoặc nứa và giấy
+ Diều gồm ba phần: đầu diều có thể đeo sáo hoặc không, thân diều làm bằng túi nhựa có dán giấy có thể có nhiều hình thù khác nhau, đuôi diều có thể có hoặc không.
+ Dây thả diều có thể bằng chỉ hoặc len, dây dù, dây cước.
- Cách làm diều giấy:
+ Chọn tre làm khung diều
+ Đo túi nhựa nilon và cắt giấy làm áo diều
+ Đục sáo, làm đuôi
+ Lắp diều và thả diều.
- Ý nghĩa của diều giấy:
+ Thả diều là trò chơi dân gian thú vị.
+ Thả diều là nét đẹp văn hóa dân gian của Việt Nam.
c. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về chiếc diều giấy.
3. Bài văn mẫu
Đề bài: Em hãy viết bài văn thuyết minh về cách làm diều giấy.
Gợi ý làm bài:
3.1. Bài văn mẫu số 1
"Diều giấy" tên gọi thân thương gợi nhớ về những ký ức tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em Việt Nam, những cánh diều đã gắn liền ngày tháng thơ ấu cùng nhau đi chăn trâu thả diều, chứng kiến sự lớn lên, bước đi trưởng thành của mỗi con người. Cánh diều mộc mạc đơn sơ nhưng lại mang giá trị to lớn về tinh thần, hồi nhỏ ai chẳng từng một lần làm chiếc diều giấy rồi viết những ước mơ hoài bão gửi gắm con diều mang ước mơ đó bay cao, bay xa.
Vót cọng diều là cả một quá trình, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của con diều. Cọng nếu vót quá nhỏ, diều sẽ dễ lên nhưng nếu gặp gió cả sẽ bị chao. Nếu to quá, diều sẽ rất khó ăn gió. Cọng diều được vót thuôn nhỏ về hai đầu, dễ bắt gió nhưng vẫn đủ độ cứng khi gặp gió cả. Hai cọng diều không nhất thiết phải bằng nhau nhưng mỗi cọng bắt buộc phải đối xứng nhau. Để kiểm tra sự đối xứng của cọng diều người ta thường lấy một sợi dây không co giãn, kéo cọng theo một mức nhất định và quan sát.
Có những chuẩn mực nhất định khi lên khung: Chiều dài diều thường gấp 3 lần chiều ngang. Độ cong của diều thường phụ thuộc vào con mắt của người dựng nhưng thường vào khoảng 15 đến 20 độ. Khung diều phải cân nếu không diều sẽ bị chao.
Khung đã lên xong, bây giờ đến công đoạn phất diều, có nhiều chất liệu khác nhau có thể dùng để phất diều, phổ biến là giấy bản, hiện nay diều được phất chủ yếu bằng nilon. Diều phất phải vừa căng nhưng không được kéo khung, mép khâu phải đều cân xứng.
Một chiếc diều giấy có cấu tạo rất đơn giản, gồm phần khung được làm bằng que tre, nứa, hóp đã vót sẵn, cùng với túi nilon hoặc giấy làm áo diều. Tổng thể một chiếc diều chia làm ba bộ phận: đầu diều là chỗ đeo sáo diều, thân diều làm bằng túi nhựa có dán giấy có thể có nhiều hình thù khác nhau, và cuối cùng là đuôi diều. Dây dùng để thả diều phải có độ bền, dai nhất định nhưng cũng phải nhỏ và nhẹ, đa số thường dùng dây chỉ, dây dù hoặc dây cước để thả diều. Quá trình làm diều khá công phu và mất nhiều thời gian, nhất là công đoạn chặt tre, vót ve uốn thành khung diều. Tre vót phải đều, không quá nhỏ để khung diều được chắc chắn, cố định khi đối mặt với gió to, khi uốn khung cánh diều cũng phải tinh chỉnh sao cho các cánh của diều cân đối không bị lệch, có như vậy khi bay lên diều không bị chao đảo. Tiếp theo là đo, cắt và khâu áo diều, chọn áo diều bằng giấy hoặc nilon rồi đo bằng kích thước của khung diều, dùng chỉ khâu áo diều vào khung diều thật chắc chắn, có khâu chắc lớp áo diều mới cản gió tốt. Làm xong khung và áo diều là cơ bản xong một chiếc diều giấy, những phần phụ như sáo và đuôi có thể có hoặc không có, sáo diều làm bằng ống tre, trúc, có đục lỗ sao cho khi gió thổi sẽ phát ra âm thanh vi vu trầm bổng. Sau khi làm xong diều ta buộc dây diều vào vị trí mặt trong của diều, buộc dây vào trọng điểm của diều để giữ cân bằng diều khi thả. Người chơi diều giấy sẽ tận dụng sức gió để đưa diều lơ lửng lên không trung, diều bay càng cao thì càng đẹp và khó rơi xuống, những nơi lý tưởng nhất để thả diều là trên cánh đồng rộng rãi, bờ biển với điều kiện nhiều gió. Thú vui thả diều được cho là đem lại sự thư giãn, thoải mái, về phương diện văn hóa ở nhiều nước còn thả diều để xua đuổi điều xấu, cầu mong điều tốt, ví dụ như ở Thái Lan còn có lễ hội đấu diều, thả diều còn được coi như một nghi lễ để cầu mùa của người nông dân.
Một bộ sáo thường có từ 3 đến 5 sáo để tạo ra các âm vực khác nhau, từ tiếng thanh của sáo nhỏ đến tiếng trầm của sáo to. Diều thường được thả ở cánh đồng đầu làng, sau đó được dắt về nhà của gia chủ hay đầu làng. Một cánh diều tiêu chuẩn là tiếng sáo phải rõ, trong, cánh diều phải đứng không chao, dây không được trùng.
Trò chơi thả diều sẽ mãi là một trò chơi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to ta đem diều ra thả chúng ta sẽ có những phút giây thật thú vị bình yên cùng cánh chim và một mảng xanh biêng biếc của bầu trời.
3.2. Bài văn mẫu số 2
Chẳng biết có từ khi nào nữa mà những trò chơi dân gian cứ dần dần rồi dần dần trở thành những trò chơi không thể thiếu đối với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê mà còn ở thành thị nữa. Những trò chơi dân gian chẳng phải chỉ dành cho trẻ em mà nó dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Nói đến những trò chơi dân gian ta không thể không nhắc đến một trò chơi gắn liền đối với chúng ta đó là trò chơi thả diều.
Diều được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như bằng giấy, vải hay bằng nilon. Nhưng được ưa chuộng nhất là nilon bởi là bằng vật liệu này diều không những có thể làm được những màu sắc hình dạng rất đẹp mà còn rất biền sử dụng được thời gian lâu. Tùy vào màu sắc và hình dạng ta có thể chọn rất nhiều loại diều với những hình dạng phong phú, người chơi có thể chọn được tùy theo ý thích của mình. Đó là đối với những loại diều dùng để sản xuất bán cho người chơi không thể chuẩn bị được hay không làm được. Ưu điểm của những loại diều này chính là mẫu mã rất đẹp lại phong phú đa dạng rất hợp mắt người chơi. Nhưng đối với những trẻ em ở quê thi lựa chọn số một vẫn là diều làm bằng giấy. Đối với loại diều này thì chất liệu làm ra rất đơn giản hợp với môi trường và sẵn có. Các em có thể tận dụng tất cả những giấy vở đã không dùng nữa để làm. Đối với những em nhỏ ở quê thì diều giấy không thể thiếu được khi mỗi mùa hè đến. Những cánh diều giấy nhẹ nhàng vút cao lên đến tận mây xanh khiến cho chúng ta như đang được bay lên cao cùng diều cùng với gió mới thật thú vị biết nhường nào.
Diều khi xưa chủ yếu làm bằng giấy nhưng ngày nay sử dụng nhiều chất liệu khác như vải, nilon. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách làm một con diều giấy đơn giản, dễ làm nhất. Trước tiên hãy chuẩn bị dụng cụ gồm có 2 thanh tre dài 50cm, 6 tờ giấy khổ 30 x 30cm, kéo, keo, băng dính, dây, dao. Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bắt đầu vào thực hiện.
Lấy thanh tre dài hơn đường chéo hình vuông khoảng 5cm. Uốn cong thanh tre nằm trong tờ giấy và cắt giữ lấy phần này. Dùng một sợi dây cước căng nối hai đầu thanh tre để giữ độ cong. Thanh tre và sợi dây thành hình cánh cung. Sử dụng hồ dán những mẩu giấy nhỏ dán thanh tre dài ở trên vuông góc với cánh cung ở dưới vào con diều. Dán sao cho chắc chắn để cố định mép diều.
Công đoạn tiếp theo là dán đuôi diều và cánh diều, làm đuôi diều rất dễ chỉ cần cắt giấy nhỏ hình tròn, sau đó móc chúng vào nhau tạo thành đuôi móc xích. Mỗi đoạn móc xích khoảng 40 – 50cm. Đoạn đầu hãy dán vào phần góc dưới của con diều.
Cánh diều thường có hình trăng hoặc hình lưỡi liềm hay còn gọi là diều quạ. Khung diều thì thường được làm bằng cật tre bánh tẻ chuốt tròn và nối với nhau. Giu khung diều là một xương sống bằng tre cứng to bản to nhô ra bên Hai bên cánh diều cong lên tạo thành khung diều hình lưỡi liềm.
Chiều cong của cánh diều phải thật cân đối, khung diều phải chắc chắn và nhẹ. Diều được phất bằng giấy bản, bồi thành nhiều lớp bằng hồ dán. Sáo được xâu lại bằng một thanh tre đặt chéo góc ước chừng ba mươi độ với xương sống diều. Sáo thường làm bằng ống nứa, chia làm hai khoang, đầu gắn nắp hình vòm xẻ rãnh để gió lùa vào tạo nên âm thanh. Diều sáo trông đơn giản nhưng phải khéo tay mới làm được. Ngày trước chưa có loại dây dù, nilon nên dây neo thường là dây mây, sợi nhỏ được đập dập, xoắn lại rồi thắt nối thành sợi dây dài chừng dăm bảy trăm mét. Chẳng may dây neo mà đứt, cánh diều theo gió cuốn xa, thật xa, mang theo cả niềm tiếc nuối của người thả diều. Ngày nay, trước sự phát triển của nhịp sống hiện đại, các nhà máy, các dự án khu công nghiệp, dịch vụ thi nhau mọc lên. Những không gian thoáng đãng, lộng gió ở các vùng nông thôn đang dần bị thu hẹp, thú chơi thả diều cũng vì thế mà bị mai một. Bên cạnh đó, sự lấn át của các phương tiện giải trí hiện đại như: trò chơi điện tử, internet đã khiến cho không ít trẻ em không còn mặn mà với những cánh diều truyền thống. Song cánh diều ngày xưa của tuổi thơ hồn nhiên đầy ước vọng ngày thơ sẽ mãi vẹn nguyên trong tâm thức chẳng thể phai mờ.
Nhưng các bạn nên nhớ làm diều phải cân nếu không diều sẽ bay không thăng bằng. Khi làm xong phải chỉnh diều và kiểm tra để tránh những sự cố đáng tiếc. Diều làm bằng giấy nên rất dễ rách chúng ta phải cẩn thận khi thả. Tránh để diều ở những nơi ẩm ướt. Khi chơi xong phải cuộn dây cẩn thận nếu không lần sau chơi diều sẽ dễ bị rối.
Tôi đã giới thiệu xong cách làm diều. Nếu ai chưa biết hoặc chưa từng chơi diều thì hãy thử khám phá. Đó là một thú vị mà ông cha ta để lại. Nó sẽ giúp bạn giảm đi mệt mỏi. Hãy giữ cho mình một chút gì đó rất Việt trong mỗi con người Việt Nam.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----