YOMEDIA

Soạn văn 12 Dọn về làng tóm tắt

 
NONE

Dọn về làng là bài thơ tố cáo tội ác của thực dân Pháp gây ra cho đồng bào Cao Bắc Lạng nói riêng và nhân dân Việt Nam ta nói chung. Đồng thời, nó cũng thể hiện niềm hân hoan sung sướng của người dân khi quê hương được giải phóng. Với bài thơ này, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn Dọn về làng tóm tắt. Hi vọng, với tư liệu này, các em sẽ thuận lợi hơn khi soạn bài.

ATNETWORK
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: (khổ thơ đầu): Niềm vui khi Cao - Bắc - Lạng được giải phóng
    • Phần 2: (ba khổ tiếp): Nỗi đau của nhân dân và tội ác của thực dân Pháp
    • Phần 3 (còn lại): Niềm vui khi quê hương được giải phóng

2. Hướng dẫn soạn văn Dọn về làng

Câu 1: Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao - Bắc - Lạng và tội ác của giặc Pháp được diễn tả như thế nào?

  • Cuộc sống khốn khổ của nhân dân và tội ác của giặc:
    • Quên Tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy
    • Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi
    • Nhớ một hôm mịt mù mưa rơi
    • (...) Đường đi lại vắt bám đầy chân
    • → Tác giả nhớ và liệt kê lại nỗi khổ mà người dân miền núi phải gánh chịu dưới ách kìm kẹp của thực dân Pháp
    • Cảnh chạy giặc: Súng nổ kìa! Giặc Tây lại đến lùng (...) Bà bị lòa mất không biết lối đi
    • Gia cảnh: bị thương, thậm chí chết trong sự tàn sát dã man của kẻ thù, hình ảnh một đám tang không người tiễn đưa
    • → Qua nỗi khổ đau, mất mát của người dân miền núi, tác giả đã tố cáo những tội ác dã man, man rợn của thực dân Pháp.
  • Tội ác của giặc:
    • Lán đốt trơ trụi, súng nổ, Tây lùng
    • Áp quần bị vơ vét
    • Cha bị bắt, bị đánh chết
    • Chôn cất cha bằng khăn của mẹ, liệm bằng áo của con
    • Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt

Câu 2: Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối bài thơ.

  • Niềm vui khi quê hương được giải phóng:
    • Niềm vui đến với mọi người dân Cao - Bắc - Lạng
    • Âm thanh: người nói, ô tô, tiếng trẻ con ríu rít một cuộc sống tươi mới, rộn ràng,...

Câu 3: Phân tích màu sắc dân tộc được biểu hiện qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả.

  • Hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống hằng ngày, lối diễn đạt tự nhiên, giàu hình ảnh, không cầu kì, hoa mĩ, trau chuốt. Dù miêu tả trực tiếp hay gián tiếp đều thể hiện cách cảm, cách nghĩ của đồng bào các dân tộc thiểu số:
    • Hình ánh so sánh: Người đông như kiến, súng đầy như củi; Người nói cỏ lay trong rừng rậm; Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối; ...
    • Từ ngữ: hàng đàn; quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy; mày; tao ...

Trên đây là bài Soạn văn 12 Dọn về làng tóm tắt được Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Dọn về làng.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON