Mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn Tóm tắt văn bản nghị luận tóm tắt dưới đây nhằm giúp các em biết cách tóm tắt một văn bản nghị luận đã học hay và đặc sắc nhất. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!
1. Bố cục bài học
- Khái niệm tóm tắt và tóm tắt văn bản nghị luận.
- Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận.
- Các bước để tóm tắt một văn bản nghị luận cụ thể.
2. Hướng dẫn soạn văn bài Tóm tắt văn bản nghị luận
Đọc văn bản "Về luân lí xã hội ở nước ta" của Phan Châu Trinh và trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Vấn đề được đem ra bàn luận và cơ sở để nhận biết.
Gợi ý:
- Vấn đề được đem ra bàn bạc là luân lý xã hội ở nước ta → Dựa vào nhan đề và các câu chủ đề của các đoạn.
Câu 2: Mục đích viết văn bản của Phan Châu Trinh. Phần trong văn bản thể hiện rõ nhất điều này.
Gợi ý:
- Mục đích của Phan Châu Trinh nhằm vạch rõ thực trạng không có luân lý xã hội ở nước ta, khuyến khích xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội. Mục đích này thể hiện rõ nhất trong phần kết luận của đoạn trích.
Câu 3: Các luận điểm chính của đoạn trích
Gợi ý:
Để dẫn người đọc đến mục đích ấy, tác giả trình bày ba luận điểm lớn:
- Luận điểm 1: Nước ta chưa có luân lý xã hội → thể hiện ở câu: "Xã hội luân lý… dốt nát hơn nhiều".
- Luận điểm 2: Thực trạng và nguyên nhân nước ta không có luân lý xã hội → thể hiện ở câu: "cái xã hội chủ nghĩa bên Âu… là gì".
- Luận điểm 3: Phương hướng đem lại luân lý xã hội cho nước nhà → thể hiện ở câu: "mà muốn có đoàn thể… dân Việt Nam này".
Câu 4: Các luận cứ được tác giả sử dụng để làm sáng tỏ cho từng luận điểm trong bài
Gợi ý:
Hệ thống luận cứ phục vụ cho các luận điểm:
* Luận điểm 1:
- So với quốc gia luân lý, người mình dốt nát hơn nhiều.
- Tiếng “bè bạn” không thể thay cho luân lý, chủ ý bình thiên hạ cũng mất từ lâu.
* Luận điểm 2:
- Thực trạng nước ta không có ý thức nghĩa vụ giữa người với người, không có đoàn thể.
- Vua quan phản động, phá tan đoàn thể, thi hành ngu dân để vơ vét bóc lột.
- Bọn người xấu đua nhau buôn quan bán tước, chạy theo danh lợi.
- Dân không biết đoàn thể, không biết bình luận, đấu tranh.
* Luận điểm 3: Cần xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội.
3. Luyện tập
Câu 1. Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu đã cho trong SGK, hãy xác định chủ đề nghị luận của văn bản.
Gợi ý:
Dựa vào nhan đề và phần mở đầu đã cho, có thể xác định chủ đề của văn bản là:
a. Sự đa dạng mà thống nhất của In-đô-nê-xi-a.
b. Xuân Diệu - nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Câu 2. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
a. Xác định vấn đề và mục đích nghị luận
b. Tìm các luận điểm trong văn bản
c. Tóm tắt văn bản bằng ba câu.
Gợi ý:
- Vấn đề nghị luận: Báo động tình trạng nước ngọt bị sử dụng lãng phí và nguồn nước đang ngày cạn kiệt, ô nhiễm.
- Mục đích nghị luận:
+ Nhắc nhở, kêu gọi ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước quý giá.
+ Ý thức tầm quan trọng của nguồn tài nguyên nước.
- Các luận điểm chính:
+ Luận điểm 1: Nước là tài sản quý giá nhưng thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất.
+ Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh: Nước sẽ không đủ đáp ứng trong tương lai khi dân số tăng, ô nhiễm do công nghiệp hóa, xã hội phát triển.
+ Luận điểm 3: Chứng minh bằng tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nước trên thế giới.
+ Luận điểm 4: Kêu gọi bảo vệ nguồn nước.
- Tóm tắt:
Gợi ý bản tóm tắt theo luận điểm đã đưa ra (bỏ qua luận điểm 3).
Cuộc sống càng hiện đại, nước càng trở thành tài sản bị lãng phí và hủy hoại nhiều nhất. Dân số tăng chóng mặt, công nghiệp hóa phát triển mạnh khiến nguồn nước bị ô nhiễm và không đủ để đáp ứng trong tương lai. Chúng ta cần sử dụng hợp lý, bảo vệ nguồn nước sạch vì tương lai mai sau.
Trên đây là bài Soạn văn 11 Tóm tắt văn bản nghị luận tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Tóm tắt văn bản nghị luận.
----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm