YOMEDIA

Soạn văn 10 Khái quát văn học dân gian Việt Nam tóm tắt

 
NONE

Văn học dân gian là bộ phận quan trọng hợp thành của văn học Việt Nam, để nắm được khái niệm, những đặc trưng cơ bản... của văn học dân gian, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 10 Khái quát văn học dân gian Việt Nam tóm tắt. Chúc các em có thêm những kiến thức bổ ích về dòng văn học dân gian Việt Nam.

ATNETWORK
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 4 phần:
    • Phần 1: Khái niệm văn học dân gian?
    • Phần 2: Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
    • Phần 3: Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam.
    • Phần 4: Những giá trị cơ bản của văn học dân gian.

2. Hướng dẫn soạn văn Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Câu 1: Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

  • Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:
    • Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, nó tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng. (Tính truyền miệng).
    • Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, nó gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. (Tính tập thể, Tính thực hành).

Câu 2: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Hãy định nghĩa ngắn gọn và nêu ví dụ (tên tác phẩm) theo từng thể loại.

  • Thần thoại: tác phẩm tự sự dân gian kể về các vị thần để giải thích và thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của người cổ đại.
  • Sử thi: tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng cư dân cổ đại.
  • Truyền thuyết: tác phẩm tự sự dân gian kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử theo hướng lí tưởng hóa, từ đó thể hiện quan điểm và thái độ của nhân dân đối với những người có ảnh hưởng đến lịch sử địa phương hoặc dân tộc.
  • Truyện cổ tích: tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện vầ hình tượng được hư cấu kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân.
  • Truyện ngụ ngôn: tác phẩm tự sự dân gian ngắn, kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu triết lí nhân sinh, những bài học về cuộc sống.
  • Truyện cười: tác phẩm tự sự dân gian ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những việc xấu, trái tự nhiên có tác dụng gây cười nhằm giải trí hoặc phê phán.
  • Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân.
  • Câu đố: bài văn vần/câu nói có vần mô tả vật đố bằng ẩn dụ hoặc hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn tư duy, cung cấp tri thức về đời sống.
  • Ca dao: tác phẩm thơ trữ tình dân gian, kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, diễn tả nội tâm con người.
  • Vè: tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, có lối kể mộc mạc, phần lớn nói về các sự việc, sự kiện của làng, của nước mang tính thời sự.
  • Truyện thơ: tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và công bằng xã hội.
  • Chèo: kịch hát dân gian, kết hợp trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.

Câu 3: Tóm tắt nội dung và các giá trị văn học dân gian.

  • Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
  • Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.
  • Văn học dân gian góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.

Trên đây là bài Soạn văn 10 Khái quát văn học dân gian Việt Nam tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Khái quát văn học dân gian Việt Nam.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON