Bài soạn Việt Nam quê hương ta tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 6 dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, giàu sức sống và những con người cần cù, chịu khó. Hy vọng rằng bài soạn tóm tắt này sẽ giúp các em hệ thống hóa được nội dung chính của bài học trước khi đến lớp. Mời các em cùng tham khảo nhé!
1. Khái quát chung
1.1. Bố cục bài học
- Phần 1: Khổ thơ đầu -> Vẻ đẹp của cảnh sắc Việt Nam.
- Phần 2: Bốn khổ thơ còn lại -> Vẻ đẹp của con người Việt Nam.
1.2. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát kết hợp những biện pháp nghệ thuật so sánh, nói quá.
- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
2. Hướng dẫn soạn bài Việt Nam quê hương ta
2.1. Chuẩn bị đọc
Câu 1. Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?
Gợi ý:
- Em chọn hình ảnh bản đồ Việt Nam nhấn mạnh các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Vì trước đến nay Trung Quốc luôn lăm le đường Lưỡi bò nuốt chửng các quần đảo này nên hình ảnh này như một minh chứng khẳng định lãnh thổ Việt Nam.
Câu 2. Em biết bài thơ hoặc bài hát nào về quê hương?
Gợi ý:
* Bài hát:
- Hãy đến với con người Việt Nam - Xuân Nghĩa
- Quê hương Việt Nam - Anh Khang
- Xinh tươi Việt Nam - Nguyễn Hồng Thuận
* Bài thơ:
- Quê Hương - Đỗ Trung Quân
- Việt Nam Quê Hương Ta - Nguyễn Đình Thi
- Quê Hương - Tế Hanh
2.2. Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1: Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?
Gợi ý:
Tám dòng thơ đầu tiên giúp hình dung về phong cảnh và con người Việt Nam:
- Phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình.
- Con người Việt Nam: vất vả, cần cù nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp.
Câu 2: Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?
Gợi ý:
- Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân.
2.3. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.
Gợi ý:
- Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn
- Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 2/2/2/2
Câu 2. Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?
Gợi ý:
- Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam: biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt.
- Vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, vẻ đẹp người lao động cần cù, vẻ đẹp của truyền thống chống giặc ngoại xâm, tấm lòng thủy chung son sắc, sự tài hoa khéo léo của con người.
Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.
Gợi ý:
- Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ đầu:
+ Nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi
+ So sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
+ Liệt kê: biển lúa, cánh cò, mây mờ
=> Tác dụng: khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, làm tăng mức độ đẹp đẽ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. Từ đó toát lên vẻ đẹp của quê hương đất nước.
Câu 4. Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.
Gợi ý:
Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc hoạ trong đoạn thơ đó là:
- Vẻ đẹp cần cù, vất vả trong lao động: mặt người vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.
- Tinh thần kiên cường, bất khuất (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) và chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa).
- Tình nghĩa thủy chung: yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
Câu 5. Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.
Gợi ý:
Tình cảm của tác giả trong văn bản:
+ Sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người.
+ Sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân.
=> Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng và tự hào đối với dân tộc và những gì mà cha ông đã dựng xây cho Tổ quốc.
Câu 6. Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?
Gợi ý:
- Văn bản gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Con người Việt Nam tuy vất vả nhưng khéo léo, kiên cường và thủy chung.
Trên đây là bài Soạn văn 6 Việt Nam quê hương ta tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Việt Nam quê hương ta.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm