Kiến thức Tiếng Việt rất cần thiết khi giao tiếp trong cuộc sống và trong học tập môn Ngữ văn. Nắm bắt được điều đó, Học247 xin gửi đến các em bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Bài 6) tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 6 nhằm giúp các em hiểu hơn về đặc điểm và chức năng của văn bản, đoạn văn. Mời các em cùng tham khảo nhé!
1. Khái quát chung
- Một trong những công dụng của dấu ngoặc kép là đánh dấu cách hiểu một từ ngữ theo nghĩa thông thường.
- Đặc điểm và chức năng của văn bản: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường là tập hợp của các câu, đoạn, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và nhằm đạt một mục tiêu giao tiếp nhất định.
- Đặc điểm và chức năng của đoạn văn: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành.
2. Hướng dẫn soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 6)
Câu 1. Tìm trong văn bản Tuổi thơ tôi các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả.
Gợi ý:
Từ ngữ trong ngoặc kép | Nghĩa thông thường | Nghĩa theo dụng ý của tác giả |
Thảm thiết | Vô cùng đau đớn, thống thiết | Đau đớn |
Trùm sỏ | Kẻ cầm đầu nhóm người xấu, vô lại | Kẻ ích kỉ, luôn tìm cách thu lợi cho mình |
Làm giàu | Tích lũy tiền bạc, của cải | Tích lũy những viên bi |
Võ đài | Nơi diễn ra cuộc đấu võ của các võ sĩ | Nơi diễn ra cuộc đấu giữa các chú dế |
Cao thủ |
Võ sĩ mạnh mẽ |
Chú dế mạnh, lì đòn, không sợ bất kì con dế nào |
Trả thù | Làm hại cho kẻ đã gây nên đau khổ, bất hạnh cho mình | Làm Lợi phải khóc và mất mặt vì mất đi chú dế mạnh |
Cử hành tang lễ | Tổ chức tang lễ, chôn cất người đã mất | Tổ chức sự kiện tạm biệt, chôn cất chú dế |
Câu 2. Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dâu ngoặc kép trong câu ấy.
Gợi ý:
- Hùng là "cầu thủ" xuất sắc nhất của đội bóng đá trường em.
→ Dấu ngoặc kép dùng để nhấn mạnh bạn Hùng đá giỏi và hay như một cầu thủ bóng đá chính thức.
Câu 3. Văn bản Con gái của mẹ có mấy đoạn?
Gợi ý:
Văn bản Con gái của mẹ gồm 2 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến thiếu thốn, khô khát): nói về tình của của người mẹ dành cho con gái Lam Anh.
- Đoạn 2 (từ Thương mẹ vất vả đến hết): nói về tình cảm của con gái Lam Anh dành cho mẹ.
Câu 4. Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau:
Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đẩy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đẩy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng", "phất phơ dướii ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên?
(Bùi Mạnh Nhị, Về bài ca đao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...")
Không phải ngày phiên, nên chợ vằng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi bôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vàng lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
Gợi ý:
Câu chủ đề trong các đoạn văn trên là:
- Đoạn 1: Bài ca có thể là lời của cô gái.
- Đoạn 2: không có câu chủ đề.
Trên đây là bài Soạn văn 6 Thực hành Tiếng Việt (Bài 6) tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Thực hành Tiếng Việt (Bài 6).
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm