Nhằm giúp các em học sinh củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học trong Bài 7: Gia đình thương yêu, Học247 xin gửi đến các em bài soạn Ôn tập (Bài 7) tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 6 dưới đây với những gợi ý từ các các câu hỏi ôn tập giúp các em học tập tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!
1. Khái quát chung
* Các văn bản đã học:
- Bài Những cánh buồm
- Bài Mây và sóng
- Bài Con là...
* Lưu ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:
- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.
- Bước 3: Viết đoạn.
- Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
2. Hướng dẫn soạn bài Ôn tập (Bài 7)
Câu 1. Đọc lại ba văn bản Những cánh buồm, Mây và sóng, Con là... và nêu nội dung chính.
Gợi ý:
- Những cánh buồm: Bài thơ Những cánh buồm thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, tác giả còn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
- Mây và sóng: Bài thơ Mây và sóng đã ngợi ta tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
- Con là: Tình yêu thương vô bờ bến của người cha đối với con.
=> Cả ba văn bản đều cho người đọc thấy được vai trò quan trọng của tình cảm gia đình.
Câu 2. Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý đến những yếu tố nào về hình thức và nội dung?
Gợi ý:
Khi đọc một bài thơ, cần lưu ý:
- Nội dung: Bài thơ diễn tả cảm xúc gì? Của ai?
- Hình thức: thể thơ, hình ảnh, từ ngữ, nhịp điệu…
Câu 3. Các văn bản trong bài học này gợi cho em những suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?
Gợi ý:
- Các văn bản này khiến em nghĩ về gia đình của mình nói riêng và gia đình mỗi người nói chung. Đó là món quà quý giá nhất mà mỗi chúng ta cần trân trọng, gìn giữ, nâng niu.
Câu 4. Điền những yêu cầu của kiểu đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.
Gợi ý:
Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn gồm ba phần.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ và sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ.
Câu 5. Qua bài học này, em rút ra kinh nghiệm gì về cách tham gia thảo luận trong nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất?
Gợi ý:
- Nêu được những quan điểm của bản thân về vấn đề cần thảo luận.
- Khi thảo luận, cần ghi chép ngắn gọn các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng mà bạn đưa ra.
Câu 6. Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
Gợi ý:
- Gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Ở đó có những người thân luôn yêu thương, bảo vệ và sẻ chia với chúng ta. Bởi vậy, con người cần phải trân trọng gia đình của mình.
Trên đây là bài Soạn văn 6 Ôn tập (Bài 7) tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Ôn tập (Bài 7).
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm