Nhằm giúp các em học sinh củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học trong Bài 3: Vẻ đẹp quê hương, Học247 xin gửi đến các em bài soạn Ôn tập (Bài 3) tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 6 dưới đây với những gợi ý từ các các câu hỏi ôn tập giúp các em học tập tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!
1. Khái quát chung
- Lưu ý về thể thơ lục bát:
+ Về cách gieo vần
+ Cách ngắt nhịp
+ Về thanh điệu
- Khi làm một bài thơ lục bát cần chú ý đến nội dung và hình thức.
- Cấu trúc viết đoạn văn bày tỏ cảm xúc về một bài thơ lục bát gồm có ba phần:
+ Mở đoạn.
+ Thân đoạn.
+ Kết đoạn.
2. Hướng dẫn soạn bài Ôn tập (Bài 3)
Câu 1. Tóm tắt nội dung của các văn bản đã học.
Gợi ý:
Văn bản |
Nội dung |
Thể loại |
Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương |
Vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp, gắn với lịch sử đấu tranh hào hùng. |
Ca dao. |
Việt Nam quê hương ta |
Vẻ đẹp của thiên nhiên, những con người lao động cần cù, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, sự tài hoa của con người Việt Nam. |
Thơ lục bát. |
Câu 2. Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài ca dao sau:
Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
Thon thon hai mũi chèo hoa
Lướt qua lướt lại như là bướm bay.
Gợi ý:
- Bài thơ có 4 dòng, dòng lục (6 tiếng) và dòng bát (8 tiếng) đan xen nhau.
- Về vần: Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất (ngần - gần). Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai (xa- hoa - là).
- Về ngôn ngữ: từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi, diễn tả cảnh thuyền buồm tấp nập trên dòng sông Tô.
Câu 3. Em hãy nêu những đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ về cảm xúc một bài thơ lục bát.
Gợi ý:
Yếu tố |
Đặc điểm |
Hình thức |
Hình thức được đánh dấu từ chỗ vết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng. |
Cấu trúc ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. |
|
Nội dung |
Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát. |
Mở đoạn: Khái quát về nhan đề, bài thơ và tác giả. Thân đoạn: Thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Kết đoạn: Bài học rút ra từ bài thơ. |
Câu 4. Nêu hai kinh nghiệm mà em có được khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học.
Gợi ý:
Các kinh nghiệm khi làm bài:
- Trước khi viết hoặc nói, phải xác định mục đích là gì, người đọc/ người nghe là những ai.
- Cần tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc, những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ
- Phân tích cái hay, cái đẹp của bài và nêu cảm xúc của mình.
Câu 5. Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí mỗi người không giống nhau, đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương là “con sông xanh biếc”, với nhạc sĩ Hoàng Hiệp, quê hương gắn liền với những kỉ niệm trên dòng sông tuổi thơ… Vậy hình ảnh quê hương trong tâm trí em là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? Em có thể làm gì để quê hương ngày càng đẹp hơn?
Gợi ý:
- Với em, quê hương là chốn bình yên, được tự do vui chơi và nô đùa.
- Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, họ hàng.
- Để quê hương ngày càng đẹp hơn, theo em, mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp và xây dựng, học sinh cần chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức.
Trên đây là bài Soạn văn 6 Ôn tập (Bài 3) tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Ôn tập (Bài 3).
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm