Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức chương trình Vật lý 8 hiệu quả, HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Phương pháp giải và các bài tập Vật lý 11 về Tương tác giữa nhiều điện tích năm 2020 có lời giải chi tiết được biên tập đầy đủ, chi tiết với nội dung bám sát chương trình học. Mời các em cùng tham khảo và luyện tập. Chúc các em học tốt!
PHƯƠNG PHÁP GIẢI VÀ CÁC BÀI TẬP VẬT LÝ 11 VỀ TƯƠNG TÁC GIỮA NHIỀU ĐIỆN TÍCH
1. Tương Tác Giữa Nhiều Điện Tích - Các Lực Cùng Phương.
Phương pháp giải:
- Vẽ hình xác định phương, chiều các véc tơ lực.
- Tổng hợp lực tác dụng lên điện tích:
\({\vec F = {{\vec F}_1} + {{\vec F}_2} + .... + {{\vec F}_n}}\)
- Trường hợp hai véc tơ lực:
\(\begin{array}{l} \vec F = {{\vec F}_1} + {{\vec F}_2}\\ \Rightarrow \left\langle \begin{array}{l} {{\vec F}_1} \uparrow \uparrow {{\vec F}_2} \to F = {F_1} + {F_2}\\ {{\vec F}_1} \uparrow \downarrow {{\vec F}_2} \to F = \left| {{F_1} - {F_2}} \right| \end{array} \right. \end{array}\)
Ví dụ 1: Cho hai điện tích điểm q1 = 2.10-8 C và q2 = -2.10-8 C đặt tại A và B cách nhau 8 cm trong chân không. Xác định lực tác dụng lên điện tích q = 10-9 C đặt tại trung điểm C của AB
Giải
q chịu tác dụng của hai điện tích q1 và q2: \(\vec F = {\vec F_1} + {\vec F_2}\)
\(\begin{array}{l} Do\,\,{{\vec F}_1} \uparrow \uparrow {{\vec F}_2} \to F = {F_1} + {F_2}\\ \Leftrightarrow F = k\frac{{\left| {{q_1}q} \right|}}{{\varepsilon A{C^2}}} + k\frac{{\left| {{q_2}q} \right|}}{{\varepsilon B{C^2}}} = 2,{25.10^{ - 4}}N \end{array}\)
Ví dụ 2: Cho hai điện tích điểm q1 = 2.10-8 C và q2 = 2.10-8 C đặt tại A và B cách nhau 8 cm trong chân không. Xác định lực tác dụng lên điện tích q = 10-9 C đặt tại trung điểm C của AB
Giải
q chịu tác dụng của hai điện tích q1 và q2: \(\vec F = {\vec F_1} + {\vec F_2}\)
\(\begin{array}{l} Do\,\,{{\vec F}_1} \uparrow \downarrow {{\vec F}_2} \to \,F = \left| {{F_1} - {F_2}} \right|\\ \Leftrightarrow \,F = \left| {k\frac{{\left| {{q_1}q} \right|}}{{\varepsilon A{C^2}}} - k\frac{{\left| {{q_2}q} \right|}}{{\varepsilon B{C^2}}}} \right| = 0N \end{array}\)
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Hai điện tích điểm q1 = 8.10-8 C và q2 = -8.10-8 C đặt tại A và B trong không khí với AB = 6 cm. Xác định lực tác dụng lên điện tích q3 = 6.10-7 C đặt tại điểm M trong các trường hợp sau:
a. MA = 4 cm; MB = 2 cm.
b. MA = 4 cm; MB = 10 cm.
ĐS:
a. 1,35 N;
b. 0,23 N
Bài 2: Ba điện tích điểm q1 = -10-7 C, q2 = 5.10-8 C, q3 = 4.10-8 C lần lượt đặt tại A, B, C trong không khí. Biết AB = 5 cm, AC = 4 cm, BC = 1 cm. Tính lực tác dụng lên mỗi điện tích ?
ĐS: \({\vec F_1}\) hướng từ A → C, F1 = 4,05.10-2 N
\({\vec F_2}\) hướng ra xa C, F2 = 16,2.10-2 N
\({\vec F_3}\) hướng từ C → A, F3 = 20,25.10-2 N
2. Tương Tác Giữa Nhiều Điện Tích - Các Lực Khác Phương.
Phương pháp giải:
- Vẽ hình xác định phương, chiều các véc tơ lực.
- Tổng hợp lực tác dụng lên điện tích:
\({\vec F = {{\vec F}_1} + {{\vec F}_2} + .... + {{\vec F}_n}}\)
- Áp dụng qui tắc hình bình hành:
\({{F^2} = F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}\cos \left( {{{\vec F}_1},{{\vec F}_2}} \right)}\)
- Sử dụng định lí hàm số COSIN trong tam giác.
\(\left\langle \begin{array}{l} {a^2} = {b^2} + {c^2} - 2bc\cos \widehat A\\ {b^2} = {a^2} + {c^2} - 2ac\cos \widehat B\\ {c^2} = {a^2} + {b^2} - 2ab\cos \widehat C \end{array} \right.\)
- Dựa vào hệ thức véc tơ ta bình phương vô hướng 2 vế:
\(\begin{array}{l} \left\langle \begin{array}{l} \vec F = {{\vec F}_1} + {{\vec F}_2}\\ {{\vec F}_1} = \vec F - {{\vec F}_2}\\ {{\vec F}_2} = \vec F - {{\vec F}_1} \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\langle \begin{array}{l} {F^2} = F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}.{F_2}\cos \left( {{{\vec F}_1};{{\vec F}_2}} \right)\\ F_1^2 = {F^2} + F_2^2 - 2F.{F_2}\cos \left( {\vec F;{{\vec F}_2}} \right)\\ F_2^2 = {F^2} + F_1^2 - 2F.{F_1}\cos \left( {\vec F;{{\vec F}_1}} \right) \end{array} \right. \end{array}\)
Ví dụ 1: Hai điện tích q1 = 8.10-8 C, q2 = -8.10-8 C đặt tại A và B trong không khí, AB = 6 cm. Xác định lực tác dụng lên điện tích q3 = 8.10-8 C đặt tại C cách đều A và B một đoạn 5 cm.
Giải
Vì C cách đều A và B nên C nằm trên đường trung trực của AB
Ta có:
\(\begin{array}{l} \vec F = {{\vec F}_1} + {{\vec F}_2}\\ \Rightarrow \left\langle \begin{array}{l} {F_1} = k\frac{{\left| {{q_1}{q_3}} \right|}}{{A{C^2}}} = 23,{04.10^{ - 3}}N\\ {F_2} = k\frac{{\left| {{q_2}{q_3}} \right|}}{{B{C^2}}} = 23,{04.10^{ - 3}}N \end{array} \right.\\ \Rightarrow {F_1} = {F_2}\\ \Leftrightarrow \vec F \bot CH\\ \Rightarrow F = 2{F_1}\cos \left( {{{\vec F}_1};\vec F} \right) = 2{F_1}\cos \widehat {CAB}\\ \Leftrightarrow F = 2{F_1}\left( {\frac{{AH}}{{AC}}} \right) = 27,{65.10^{ - 3}}N \end{array}\)
Ví dụ 2: Người ta đặt 3 điện tích q1 = 8.10-9 C, q2 = q3 = -8.10-9 C tại ba đỉnh của tam giác đều ABC cạnh a = 6 cm trong không khí. Xác định lực tác dụng lên q0 = 6.10-9 C đặt ở tâm O của tam giác ?
Giải
Lực điện tổng hợp tác dụng lên q0 là:
\(\begin{array}{l} \vec F = {{\vec F}_1} + {{\vec F}_2} + {{\vec F}_3} = {{\vec F}_1} + {{\vec F}_{23}}\\ {F_1} = k\frac{{\left| {{q_1}{q_0}} \right|}}{{A{O^2}}} = k\frac{{\left| {{q_1}{q_0}} \right|}}{{{{\left( {\frac{2}{3}a\frac{{\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2}}}\\ \Leftrightarrow {F_1} = 3k\frac{{\left| {{q_1}{q_0}} \right|}}{{{a^2}}} = {36.10^5}N \end{array}\)
Vì BO = AO = CO nên :
\(\begin{array}{l} \left| {{q_1}} \right| = \left| {{q_2}} \right| = \left| {{q_3}} \right|\\ \Rightarrow {F_1} = {\rm{ }}{F_2} = {\rm{ }}{F_3}\\ \Rightarrow \left( {{{\vec F}_2};{{\vec F}_3}} \right) = {120^0} \to {F_1} = {F_{23}} \end{array}\)
\(\begin{array}{l} \vec F = {{\vec F}_1} + {{\vec F}_2} + {{\vec F}_3} = {{\vec F}_1} + {{\vec F}_{23}}\\ {{\vec F}_1} \uparrow \uparrow {{\vec F}_{23}}\\ \Rightarrow F = {F_1} + {F_{23}} = {72.10^{ - 5}}N \end{array}\)
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Ba điện tích điểm q1 = q2 = q3 = q = 1,6.10-19 C đặt trong không khí tại ba đỉnh của tam giác đều ABC, cạnh a = 16 cm. Xác định véc tơ lực tác dụng lên q3 ?
ĐS: \({\vec F_3}\) đặt tại C, phương \( \bot \) AB, chiều ra xa AB, F3 = 15,6.10-27 N.
Bài 2: Ba điện tích điểm q1 = 4.10-8 C, q2 = -4.10-8 C, q3 = 5.10-8 C đặt trong không khí tại ba đỉnh của tam giác đều ABC, cạnh a = 2 cm. Xác định véc tơ lực tác dụng lên q3 ?
ĐS: \({\vec F_3}\) đặt tại C, phương song song AB, chiều A→B , F3 = 45.10-3 N.
Bài 3: Ba điện tích điểm q1 = 27.10-8 C, q2 = 64.10-8 C, q3 = -10-8 C đặt trong không khí tại ba đỉnh của tam giác ABC vuông tại C. Cho AC = 30 cm, BC = 40 cm. Xác định véc tơ lực tác dụng lên q3 ?
ĐS: \({\vec F_3}\) đặt tại C hướng đến O (trung điểm của AB), F = 45.10-4 N.
...
---Để xem tiếp nội dung các bài tập tự luyện, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề Phương pháp giải và các bài tập Vật lý 11 về Tương tác giữa nhiều điện tích năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Tóm tắt kiến thức và công thức chương 1 Điện tích- Điện tích trường môn Vật lý 11
-
Bài tập tổng hợp Điện tích- Điện trường hay và khó Vật lý 11
-
Bài tập tổng hợp nâng cao Điện tích- Định luật Culong Vật lý 11
Chúc các em học tập tốt !