YOMEDIA

Phương pháp giải bài toán áp dụng công thức vận tốc môn Vật Lý 8 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Phương pháp giải bài toán áp dụng công thức vận tốc môn Vật Lý 8 năm 2021-2022 được Hoc247 sưu tầm và biên tập dưới đây nhằm giúp các em học sinh ôn tập lại các kiến thức cần nắm của chương trình Lý 8 một cách hiệu quả , đồng thời có những kết quả tốt trong học tập, chuẩn bị tốt cho năm học mới. Mời các em cùng theo dõi!

ATNETWORK

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

 Để giải được bài tập, yêu cầu chung là học sinh cần nắm vững lí thuyết, thuộc các công thức và có khả năng biến đổi tốt các  liên hệ giữa các đại lượng. Trong phần này, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản sau:

+ Vận tốc  v = S/t → S = v.t và t = S/v.

+ Hiểu các đại lượng trong công thức tính vận tốc và đơn vị của vận tốc.

Ví dụ, giải thích được vì sao 1m/s = 3,6km/h.

2. VÍ DỤ MINH HỌA  

Ví dụ 1: Đổi đơn vị đo 

a. 1m/s = ………km/h.

b. 1km/phút = ………km/h

c. 36km/h = ………m/s

d. 0,5cm/s = ………..m/h

Hướng dẫn

 +GV chú ý cho học sinh biến đổi đơn vị ở cả “tử” ( quãng đường) và “mẫu” ( thời gian).

 a) 1m/s = \(\frac{\frac{1}{1000}km}{\frac{1}{3600}h}=\frac{3600.km}{1000.h}=3,6km/h\)         

b) 1km/phút = \(\frac{1km}{\frac{1}{60}h}=60km/h\)

c) 18km/h = \(\frac{18000m}{3600s}=5m/s\)                    

d) 0,5cm/s = \(\frac{0,005m}{\frac{1}{3600}h}=18m/h\)

+Nhận xét: Ta có thể dùng ngay 1m/s = 3,6km/h mà không cần giải thích lại. Bài này biến đổi là để học sinh rõ cách làm.

Ví dụ 2: Một xạ thủ bắn một phát đạn vào bia ở cách xa 510 mét.Từ lúc bắn đến lúc nghe thấy tiếng đạn trúng mục tiêu là 2 giây.Vận tốc của âm thanh truyền trong không khí là 340m/s.Tính vận tốc của đạn?

Hướng dẫn

Tóm tắt : S = 510m, t = 2s, v = 340m/s. v’ =?

Vì cần tính vận tốc nên cần tìm quãng đườngthời gian đạn chuyển động.

Học sinh cần rõ “2 giây” trong bài là thời gian đạn chuyển động cộng với thời gian âm thanh dội lại.

Thời gian âm thanh truyền trong quãng đường S = 510m là:

t1 = \(\frac{S}{v}\) = 510/340 = 1,5s

Thời gian đạn chuyển động từ lúc bắn đến lúc chạm mục tiêu là:

t2 = 2-1,5 = 0,5s

Vận tốc của đạn là v’ = \(\frac{S}{{{t}_{2}}}\) = 510/0,5 = 1020m/s.

Ví dụ 3: Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 15m/s thì bị một viên đạn bắn xuyên qua hai thùng xe theo phương vuông góc với phương chuyển động của xe. Xác định vận tốc của đạn biết hai thùng xe cách nhau 2,4mét và hai vết đạn cách nhau 6cm tính theo phương chuyển động.

Hướng dẫn

Tóm tắt:  S1 = 2,4m , S2 = 6cm = 0,06m  , v = 15m/s. v’ =?

Đầu bài có khá nhiều dữ kiện, các số liệu đều gắn với đối tượng khác với “viên đạn”, học sinh dễ bị lúng túng nếu không hiểu hiện tượng xảy ra.

Ta cần xác định “quãng đường” viên đạn chuyển động và khoảng ‘thời gian” tương ứng. Theo đầu bài, khi xe chuyển động được 6cm thì đạn chuyển động quãng đường 2,4 mét.

Thời gian xe chuyển động được quãng đường S2 là :

t = \(\frac{{{S}_{2}}}{v}\) = 0,06/15 = 0,004s.

Đó cũng là thời gian viên đạn chuyển động hết khoảng cách giữa hai thành toa xe.

Vận tốc của đạn là v' = \(\frac{{{S}_{1}}}{t}\) =  2,4/ 0,004= 600m/s.

+ Nhận xét: Hai ví dụ trên cho thấy, học sinh cần hiểu thật rõ hiện tượng xảy ra, hiểu rõ vấn đề đặt ra của bài toán. Việc hiểu rõ câu hỏi sẽ giúp chúng ta có hướng đi đúng và chúng ta sẽ có tư duy để liên hệ các số liệu trong bài.

Ví dụ 4: Một ôtô và một xe đạp cùng xuất phát từ bến A. Ôtô xuất phát muộn hơn 20 phút và sau khi đi được 1giờ thì dừng lại nghỉ 10 phút (ở vị trí B) rồi lại chạy quay về A và đã gặp xe đạp ở chính giữa quãng đường AB. Tính vận tốc xe đạp biết ôtô có vận tốc  không đổi là 60km/h.

Hướng dẫn

+Ta cần xác định “quãng đường” và  ‘thời gian”  xe đạp đã đi.

+t1 = 20’= 1/3h        

t2 = 1h

t3 = 10’= 1/6 h

v1 =60km/h

Gọi C là điểm gặp lại của ôtô và xe đạp, AC = 30km.

Thời gian ôtô chuyển động từ B về C  là t4 = t2/2 = 0,5h.

Thời gian xe đạp đi hết quãng đường AC là t = t1 + t2 + t3 + t4 =  2 h

=> vận tốc xe đạp là v = AC/t = 15km/h.

Ví dụ 5:  Hai xe máy cùng xuất phát từ A để về B với cùng vận tốc 40km/h. Sau khi đi được 1/4 quãng đường AB xe thứ hai tăng tốc thành 60km/h nên đã đến B trước xe thứ nhất 30 phút.

Tính độ dài quãng đường AB.

Hướng dẫn

Độ lệch thời gian là do sự thay đổi vận tốc trên quãng đường cuối S = 3/4AB

Ta có:  S/40 = S/60 + 1/2 =>S = 60km => AB = 80Km.

----(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần Ví dụ minh họa vui lòng xem tại Online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

3. LUYỆN TẬP

Câu 1. Một xe đi từ A đến B cách  nhau 60km dự định trong 2 giờ. Sau khi đi được 30 phút xe dừng lại nghỉ 15 phút . Hỏi sau khi nghỉ , vận tốc của xe là bao nhiêu để đến B đúng dự định.

Câu 2. Từ hai vị trí A và B cách nhau 100 mét có hai xe chuyển động cùng vận tốc 10m/s  và đã gặp nhau ở vị trí C. Xe thứ nhất chuyển động từ B theo phương hợp với AB một góc 600, tính thời gian xe thứ hai đi từ A đến C.

Câu 3. Một xe đi từ A đến B với vận tốc 30km/h. Nửa giờ sau, một xe đi từ B về A và tới A trước khi xe A tới B một giờ. Tính vận tốc xe thứ hai biết đoạn đường AB dài 90km.

Câu 4. Xe thứ nhất từ A về B, xe thứ hai từ B về A. Sau khi gặp nhau ở cách B một khoảng 20km họ đi như cũ. Đến nơi quy định họ lại quay lại và gặp nhau ở vị trí cách A 12km. tính độ dài AB. 

Câu 5. Có hai xe chuyển động ngược chiều nhau. Xe thứ nhất qua A lúc 7h , xe thứ hai qua B lúc 7h15’. Sau khi  qua  B được 30 phút thì xe thứ hai gặp xe thứ nhất ở giữa quãng đường AB. Sau khi gặp nhau xe thứ xe thứ hai dừng lại nghỉ 10 phút rồi quay về B  và gặp xe thứ nhất ở cách B 10km. Tính vận tốc của mỗi xe và quãng đường AB.

Trên đây là trích dẫn nội dung tài liệu Phương pháp giải bài toán áp dụng công thức vận tốc môn Vật Lý 8 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em có thể tham khảo thêm các dạng bài tập khác tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON