Nhằm giúp các em củng cố kiến thức chương Cảm ứng điện từ môn Vật Lý lớp 11, HOC247 đã sưu tầm và biên soạn lại một cách chi tiết và rõ ràng tài liệu Phương pháp giải bài tập về Chiều dòng điện cảm ứng môn Vật Lý 11 năm 2020 gồm phần phương pháp và bài tập kèm lời giải chi tiết để các em có thể rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích với các em.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI DẠNG BÀI TẬP VỀ CHIỀU DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Bước 1: Xác định từ trường ban đầu (từ trường của nam châm) theo quy tắc "Vào nam (S) ra Bắc (N)"
Bước 2: Xác định từ trường cảm ứng \(\overrightarrow {{B_c}} \) do khung dây sinh ra theo định luật Len-xơ.
+ Xét từ thông qua khung dây tăng hay giảm
+ Nếu Φ tăng thì \(\overrightarrow {{B_c}} \) ngược chiều \(\vec B\), nếu Φ giảm thì \(\overrightarrow {{B_c}} \) cùng chiều \(\vec B\).
+ Quy tắc chung: gần ngược – xa cùng. Nghĩa là khi nam châm hay khung dây lại gần nhau thì \(\overrightarrow {{B_c}} \) và \(\vec B\) ngược. Còn khi ra xa nhau thì \(\overrightarrow {{B_c}} \) và \(\vec B\) ngược
Bước 3: Xác định dòng điện cảm ứng sinh ra trong khung dây theo qui tắc nắm tay phải.
2. BÀI TẬP THAM KHẢO
Bài 1: Đặt một thanh nam châm thẳng ở gần một khung dây kín ABCD như hình vẽ. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây khi đưa nam châm lại gần khung dây.
Giải
Khi đưa nam châm lại gần khung dây, từ thông qua khung dây tăng, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây gây ra từ trường cảm ứng ngược chiều với từ trường ngoài (để chống lại sự tăng của từ thông qua khung dây) nên dòng điện cảm ứng chạy trên cạnh AB theo chiều từ B đến A (xác định nhờ quy tắc nắm tay phải).
Bài 2: Đặt một thanh nam châm thẳng ở gần một khung dây kín ABCD như hình vẽ. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây khi kéo nam châm ra xa khung dây.
Giải
Khi đưa nam châm ra xa khung dây, từ thông qua khung dây giảm, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây gây ra từ trường cảm ứng cùng chiều với từ trường ngoài (để chống lại sự giảm của từ thông qua khung dây) nên dòng điện cảm ứng chạy trên cạnh AB theo chiều từ A đến B.
Bài 3: Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây kín ABCD, biết rằng cảm ứng từ B đang giảm dần.
Giải
+ Vì cảm ứng từ B đang giảm nên từ thông giảm, do đó cảm ứng từ \(\overrightarrow {{B_c}} \) phải cùng chiều với cảm ứng từ \(\overrightarrow {{B}} \)
+ Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải suy ra chiều của dòng điện cảm ứng có chiều cùng với chiều kim đồng hồ.
Bài 4: Một nam châm đưa lại gần vòng dây như hình vẽ. Hỏi dòng điện cảm ứng trong vòng dây có chiều như thế nào và vòng dây sẽ chuyển động về phía nào?
Giải
+ Cảm ứng từ của nam châm có chiều vào S ra N
+ Vì nam châm đang lại gần nên cảm ứng từ cảm ứng \(\overrightarrow {{B_c}} \) ngược chiều với cảm ứng từ \(\overrightarrow {{B}} \) của nam châm ⇒ cảm ứng từ \(\overrightarrow {{B_c}} \) có chiều từ phải sang trái
+ Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải suy ra chiều của dòng điện cảm ứng có chiều như hình vẽ.
+ Cảm ứng từ cảm ứng của khung dây có chiều vào mặt Nam ra ở mặt bắc ⇒ mặt đối diện của khung dây với nam châm là mặt bắc
+ Vì cực bắc của nam châm lại gần mặt bắc của vòng dây nên vòng dây bị đẩy ra xa.
...
------( Để xem đầy đủ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập về Chiều dòng điện cảm ứng môn Vật Lý 11 năm học 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !