Xin lập khoa luật là bản điều trần số 27 do Nguyễn Trường Tộ viết ngày 20 tháng 10 năm Tự Đức thứ 20 (1867). Bài văn mẫu Phân tích Xin lập khoa luật do Học247 biên soạn và tổng hợp sẽ giúp các em dễ dàng lập dàn bài chi tiết và viết một bài văn hoàn chỉnh. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây:
A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trường Tộ
- Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) là một trí thức yêu nước, được tiếp xúc với văn hóa phương Tây từ rất sớm, có vốn tri thức phương Đông sâu sắc.
- Giới thiệu Xin lập khoa luật: Đây là bản điều trần số 27 do Nguyễn Trường Tộ viết ngày 20 tháng 10 năm Tự Đức thứ 20 (1867)
2. Thân bài
- Vai trò và trách nhiệm đối với xã hội
- Pháp luật bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, đi từ phạm trù đạo đức đến việc hành chính.
- Nhà nước, xã hội tồn tại, vận hành và phát triển bằng pháp luật.
- Pháp luật đảm bảo cân bằng xã hội:
- Dẫn ra việc thực hành pháp luật ở các nước phương Tây: công bằng, nghiêm minh.
- Không có ai, kể cả vua chúa được biếm truất những người đã nhập ngạch Bộ Hình.
⇒ Thuyết phục nhà vua cho mở khoa luật: khéo léo so sánh, đối chiếu giữa việc hành pháp ở các nước phương Tây văn minh.
- Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo Nho, văn chương nghệ thuật
- Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp, đến Khổng Tử cũng không nhận ra điều này.
- Chỉ nói suông trên giấy, ghi chép trên sách vở chỉ làm rối trí thêm chẳng có tích sự gì.
- Không làm cũng chẳng bị ai phạt.
- Có làm cũng chẳng được ai thưởng.
- Cuộc đời và sự ứng xử của nhiều nhà Nho còn tệ hơn những người quê mùa chất phác.
- Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp, đến Khổng Tử cũng không nhận ra điều này.
- Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức
- Luật pháp và đạo đức có sự thống nhất
- Trái tội là luật, giữ đúng luật là đức.
- Tận dụng cái lẽ công bằng trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức.
- Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư và trong luật cũng vậy.
- Làm đúng luật là đã trọn vẹn đạo làm người.
- Luật pháp và đạo đức có sự thống nhất
3. Kết bài
- Nội dung: bài viết thể hiện tư tưởng cấp tiến của Nguyễn Trường Tộ, đến nay cũng còn nguyên giá trị.
- Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, ngắn gọn, kiệm lời nhưng có sức thuyết phục mạnh mẽ.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ
Gợi ý làm bài:
Cách vào đề của Nguyễn Trường Tộ là trực tiếp, trực diện cốt để nêu bật tầm quan trọng của luật trong cuộc sống, vai trò của luật đối với bất kì ai - dù là người đó làm quan hay là dân thường: "Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước và những luật mới bổ sung thêm từ thời Gia Long đến nay". Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia : đất nước muốn tồn tại phải có kỉ cương, nhà nước muốn cai trị dân phải có uy quyền, thông qua các chính sách và pháp luật (chính lệch). Điều đó chứng tỏ luật bao trùm lên tất cả mọi lĩnh của đời sống xã hội cũng như cuộc sống của con người.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Xin lập khoa luật là một trong những rất nhiều điều đề nghị của Nguyễn Trường Tộ để canh tân đất nước - để đưa xã hội Việt Nam vào luật pháp, đưa con người sống trong luật pháp nhằm góp phần làm cho Việt Nam thoát khỏi lạc hậu và hiểm họa mất nước. Bản điều trần số 27 biểu hiện tấm lòng yêu nước của một trí thức theo đạo Thiên Chúa đi trước thời đại, tiếp cận tư tưởng nhà nước pháp quyền, khát khao muốn đi đất nước đi lên theo hướng hiện đại, tiên tiến như các nước phương Tây khi đó. Tư tưởng pháp trị mà Nguyễn Trường Tộ trình bày trong bản điều trần vừa có ý nghĩa tiến bộ về luật pháp, vừa có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi cho người dân thời đó. Cho đến nay, đều này vẫn còn nguyên giá trị.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích Xin lập khoa luật do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----