YOMEDIA

Nội dung ôn tập chuyên đề Ancol - Phenol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Tứ Kỳ

Tải về
 
NONE

Nội dung ôn tập chuyên đề Ancol - Phenol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Tứ Kỳ, sẽ giúp các em củng cố kiến thức, nâng cao kĩ năng làm bài hiệu quả, mới các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

NỘI DUNG ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ ANCOL- PHENOL MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT TỨ KỲ

 

I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

1. Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3CH2CH2OH là

A. propan-1-ol.                                                           B. propan-2-ol.           

C. pentan-1-ol.                                                           D. pentan-2-ol.

2. Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm -OH?

A. Propan-1,2-điol                                                B. Glixerol                       

C. Ancol benzylic                                                 D. Ancol etylic

3. Cho 13,8 gam hỗn hợp gồm axit fomic( H-COOH)  và etanol phản ứng hết với Na dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là     

A. 7,84.                                   B. 4,48.                       C. 3,36.                       D. 6,72

4. Hỗn hợp X gồm axit axetic( CH3-COOH) và  propan-2-ol. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với Na, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

A. 2,40.                                   B. 2,36.                       C. 3,32.                       D. 3,28.

5. Đun nóng 24 gam axit axetic với lượng dư ancol etylic (xúc tác H2SO4  đặc), thu được 26,4 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là

A. 55%.                                   B. 75%.                       C. 44%.                       D. 60%.

6. Ancol X no, mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là      

A. 3.                                        B. 5.                            C. 4.                            D. 2.

7. Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Biết X có khả năng phản ứng với Cu(OH)2. Tên của X là

A. propan-1,3-điol.               B. glixerol.                     C. propan-1,2-điol.         D. etylen glicol

8. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol ancol no, mạch hở X cần vừa đủ 3,5 mol O2. Công thức phân tử của X là

A. C3H8O3.                           B. C2H6O.                  C. C2H6O2.               D. C3H8O2.

9. Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng 16,6 gam X với H2SO4 đặc ở 140ºC, thu được 13,9 gam hỗn hợp ete (không có sản phẩm hữu cơ nào khác). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai ancol trong X là

A.C3H7OH và C4H9OH.

B.CH3OH và C2H5OH. 

C.C2H5OH và C3H7OH.

D.C3H5OH và C4H7OH.

10. Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 15,68 lít khí CO2  (đktc) và 18 gam H2O. Mặt khác, 80 gam X hòa tan được tối đa 29,4 gam Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của ancol etylic trong X là 

A. 23%.                                   B. 46%.                       C. 16%.                       D. 8%.

11. Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Giá trị của a là

A. 8,8.                                   B. 2,2.                            C. 6,6.                            D. 4,4.

12. Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là            

A. 5,60.                       B. 11,20.                                 C. 3,36.                       D. 6,72.

13. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,07 mol một ancol đa chức và 0,03 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,23 mol khí CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là    

A. 2,70.                       B. 5,40.                                   C. 8,40.                       D. 2,34.

14. Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X Y (Mx < My), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2 gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba este (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 43,68 lít O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là

A. 50% và 20%           B. 20% và 40%           C. 40% và 30%           D. 30% và 30%

II. ĐỀ KIỂM TRA MẪU

ĐỀ 1:

Câu 1:  Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glyxerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là                                      

A.  11,2                                       B.  5,6.                               C.  3,36.                             D.  6,72.

Câu 2:  Cho 28 gam hỗn hợp A gồm metanol, etilenglicol và glixerol phản ứng vừa đủ với Na thu được 47,8 gam hỗn hợp muối và V lít H2 (đktc). Vậy giá trị của V là

A.  12,32.                                    B.  5,60.                             C.  7,84.                             D.  10,08.

Câu 3:  X là một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 11,2 gam oxi, thu được hơi nước và 13,2 gam CO2. Công thức của X là:

A.  C3H7OH                                B.  C3H5(OH)3                  C.  C2H4(OH)2                  D.  C3H6(OH)2

Câu 4:  Đốt cháy hoàn toàn một rượu (ancol) đơn chức, mạch hở X, thu được H2O và CO2 với tỉ lệ số mol tương ứng là 4:3. Công thức phân tử của X là

A.  C2H6O2.                                B.  C3H8O.                        C.  C4H10O2.                     D.  C3H8O2.

Câu 5:  Chất nào có nhiều đồng phân nhất?

A.  C3H8O.                                 B.  C3H7Cl.                       C.  C3H6.                                    D.  C3H8

Câu 6:  Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là

A.  11,20.                                     B.  4,48.                             C.  14,56.                           D.  15,68.

Câu 7:  Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (MX < MY) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hòa toàn phần 1 thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 4,32 gam H2O. Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 140oC tạo thành 1,996 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích hơi là 0,3864 lít (136,5oC và 2 atm). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là

A.  50% và 50%.                         B.  62,5% và 70%.             C.  65,2% và 70%.            D.  70% và 62,5%.

Câu 8:  Chất nào sau đây là ancol bậc 2?

A.  (CH3)2CH-OH.                     B.  (CH3)2CH - CH­2 - OH. C.  (CH3)3COH.     D.  HO - CH­2 - CH2 - OH.

Câu 9:  Phát biểu nào sau đây là Đúng khi nói về phenol (C6H5OH)?

A.  Phenol là hợp chất có OH.   

B.  Phenol tác dụng với Na, NaOH, CH3COOH                 

C.  Phenol tham gia phản ứng thế  với dd Br2 dễ hơn benzen                                        

D.  Dung dịch phenol có tính axit, biến đổi quì hóa hồng

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--

ĐỀ 2

Câu 1:  Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2, tác dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H2  thu được bằng số mol X tham gia phản ứng và X chỉ tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A.  C6H5CH(OH)2.                   B.  CH3C6H3(OH)2.        C.  HOC6H4CH2OH.      D.  CH3OC6H4OH.

Câu 2:  Ancol X , mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là                   

A.  3.                                            B.  6.                                  C.  5.                                  D.  4.

Câu 3:  Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm -OH?

A.  Propan-1,2-điol                     B.  Glixerol.                       C.  Ancol benzylic.            D.  Ancol etylic.

Câu 4:  Oxi hoá không hoàn toàn ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là

A.  metyl phenyl xeton.              B.  metyl vinyl xeton.                            C.  propanal.                         D.  đimetyl xeton.

Câu 5:  Cho 28 gam hỗn hợp A gồm metanol, etilenglicol và glixerol phản ứng vừa đủ với Na thu được 47,8 gam hỗn hợp muối và V lít H2 (đktc). Vậy giá trị của V là

A.  10,08.                                    B.  12,32.                           C.  5,60.                             D.  7,84.

Câu 6:  Cho Na dư vào V (ml) cồn etylic 460 (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml; của nước là 1 g/ml) thu được 42,56 lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

A.  200 ml.                                  B.  237,5 ml.                      C.  475 ml.                         D.  100 ml.

Câu 7:  Nhận định không đúng?

A.  Có thể điều chế phenol từ cumen(isopropyl benzen)     

B.  Khi dẫn khí CO2 dư vào dung dịch natriphenolat tạo kết tủa.                                  

C.  Phenol có tính axit yếu, biến đổi quì hóa hồng.             

D.  Phenol tham gia phản ứng thế dẽ hơn benzen.

Câu 8:  Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3

A.  3-metyl pentan-2-ol.              B.  4-etyl pentan-2-ol.       C.  3-etyl hexan-5-ol.        D.  2-etyl butan-3-ol.

Câu 9:  Có bao nhiêu rượu (ancol) bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%?  

A.  5.                                           B.  3.                                  C.  4.                                  D.  2.

Câu 10:  Hỗn hợp X gồm axit axetic, propan-2-ol. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với Na, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

A.  3,28.                                      B.  2,40.                             C.  2,36.                             D.  3,24.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Nội dung ôn tập chuyên đề Ancol - Phenol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Tứ Kỳ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt!f

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON