YOMEDIA

Một số bài tập trắc nghiệm về Sự tương tác giữa các dòng điện thẳng song song và Lực Lorenxơ

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Một số bài tập trắc nghiệm về Sự tương tác giữa các dòng điện thẳng song song và Lực Lorenxơ môn Vật lý 11. Tài liệu bao gồm các câu bài tập trắc nghiệm đa dạng, nhằm giúp các em ôn tập lại kiến thức và cũng cố thêm kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn luyện và đạt thành tích cao nhất trong các kì thi. Chúc các em học tốt !

ATNETWORK
YOMEDIA

SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC DÒNG ĐIỆN THẲNG SONG SONG VÀ LỰC LORENXƠ

Bài 1: Hai dây dẫn thẳng dài, song song được đặt trong không khí. Cường độ trong hai dây bằng nhau và bằng I = 1A. Lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài của dây bằng 2.10-5 N. Hỏi hai dây đó cách nhau bao nhiêu.

A. 0,01 cm                         B. 1 cm                             

C. 1 m                                D. 10 cm

Bài 2: Dây dẫn thẳng dài có dòng I1 = 15 A đi qua, đặt trong chân không.

1/ Tính cảm ứng từ tại điểm cách dây 15 cm.

A. 2.10-5 (T)                       B. 2.10-7 (T)                      

C. 2.10-6 (T)                       D. 2.10-3 (T)

2/ Tính lực từ tác dụng lên 1 m dây của dòng I2 = 10A đặt song song cách I1 đoạn 15 cm. Cho biết lực đó là lực hút hay lực đẩy. Biết rằng I1 và I2 ngược chiều nhau.

A. hút 2.10-4 (N)                B. đẩy 2.10-4(N)                

C. hút 2.10-6 (N)                D. đẩy 2.10-6 (N)

Bài 3: Ba dòng điện cùng chiều cùng cường độ 10A chạy qua ba dây dẫn thẳng    đặt đồng phẳng và dài vô hạn. Biết rằng khoảng cách giữa dây 1 và 2 là 10 cm dây 2 và 3 là 5cm và dây 1 và 3 là 15cm.

1/ Xác định lực từ do dây 1 và dây 2 tác dụng lên dây 3

A. 26,67.10-5(N)                B. 42,16.10-5(N)               

C. 2.10-4(N)                       D. 5,33.10-4(N)  

2/ Xác định lực từ do dây 1 và dây 3 tác dụng lên dây 2

A. 26,67.10-5(N)                B. 42,16.10-5(N)               

C. 2.10-4(N)                       D. 5,33.10-4(N)  

Bài 4: Ba dây dẫn thẳng dài và song song cách đều nhau một khoảng a = 10 cm (hình vẽ). Cường độ dòng điện chạy trong 3 dây lần lượt là I1 = 25A, I2 = I3 = 10A. Xác định phương, chiều và độ lớn của lực từ \(\overrightarrow F \) tác dụng lên 1 m của dây I1.

A. \(\overrightarrow F \) vuông góc với I2I3, hướng ra xa I2I3 và có độ lớn  \(5\sqrt 3 {.10^{ - 4}}\left( N \right)\)        

B. \(\overrightarrow F \) vuông góc với I2I3, hướng về I2I3 và có độ lớn  \(5\sqrt 3 {.10^{ - 4}}\left( N \right)\)        

C. \(\overrightarrow F \) song song với I2I3, hướng sang trái và có độ lớn  \( {10^{ - 3}}\left( N \right)\)              

D.\(\overrightarrow F \)  song song với I2I3, hướng sang phải và có độ lớn \( {10^{ - 3}}\left( N \right)\)

Bài 5: Cho điện tích q < 0 bay theo hướng từ Tây sang Đông trong từ trường \(\overrightarrow B \)  ( \(\overrightarrow B \) có hướng Nam Bắc). Theo quy tắc bàn tay trái, lực Lorenxơ có

A. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên.                  

B. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.             

C. Phương nằm ngang, chiều hướng về phía đông.   

D. Phương nằm ngang, chiều hướng về phía tây.

Bài 6: Một electron có vận tốc v = 2.105 m/s đi vào trong điện trường đều \(\overrightarrow E\)  vuông góc với đường sức điện. Để cho electron chuyển động thẳng đều trong điện trường, ngoài điện trường còn có từ trường. Hãy xác định vectơ cảm ứng từ. Biết chiều của các vectơ \(\overrightarrow v\)  và \(\overrightarrow E\) được cho như hình vẽ.

A. Cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) cùng chiều với \(\overrightarrow E\)  .                       

B. Cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) ngược chiều với \(\overrightarrow E\) .                     

C. Cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) có chiều từ trong ra ngoài mặt phẳng hình vẽ.                        

D. Cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) có chiều từ ngoài vào trong mặt phẳng hình vẽ.

Bài 7: Một proton bay vào trong từ trường đều theo phương hợp với đường sức từ một góc a. Vận tốc ban đầu của proton v = 3.107 m/s và từ trường có cảm ứng từ B = 1,5T. Biết proton có điện tích q = 1,6.10-19 (C).

1/ Tính độ lớn của lực Lo-ren-xơ khi a = 0°.

A. 0                                    B. 3,6.10-12 (N)                 

C. 7,2.10-12 (N)                  D. 5,1.10-12 (N)

2/ Tính độ lớn của lực Lo-ren-xơ khi a = 30°

A. 7,1.10-12 (N)                  B. 3,6.10-12 (N)                 

C. 7,2.10-12 (N)                  D. 5,1.10-12 (N)

3/ Tính độ lớn của lực Lo-ren-xơ khi a = 90°

A. 6,4.10-12 (N)                  B. 3,6.10-12 (N)                 

C. 7,2.10-12 (N)                  D. 5,1.10-12 (N)

Bài 8: Một electron bay vào trong từ trường đều. Mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với các đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.106 m/s thì lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt có độ lớn f1 = 2.10-6 N. Hỏi nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4,5.107 m/s thì lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt có độ lớn bao nhiêu.

A. 5.10-4 (N)                      B. 5.105 (N)                      

C. 5.10-6 (N)                      D. 5.10-5 (N)

Bài 9: Một electron và một hạt anpha sau khi được tăng tốc bởi hiệu điện thế U = 1000 V, bay vào trong từ trường đều (có cảm ứng từ B = 2T) theo phương vuông góc với các đường sức từ như hình vẽ. Hỏi ngay sau khi bay vào trong từ trường các hạt sẽ bay lệch về phía nào. Tính lực lo-ren-xơ tác dụng lên các hạt đó.

 Biết:

\(\left\{ \begin{array}{l} e = - 1,{6.10^{ - 19}}C,{q_\alpha } = 3,{2.10^{ - 19}}C\\ {m_\alpha } = 6,{67.10^{ - 27}}kg,{m_e} = 9,{1.10^{ - 31}}kg \end{array} \right.\)

A.   \(\left\{ \begin{array}{l} {f_e} = Bv\left| e \right| = {6.10^{ - 12}}\left( N \right)\\ {f_\alpha } = Bv\left| {{q_\alpha }} \right| = 1,{98.10^{ - 13}}\left( N \right) \end{array} \right.\)

B. \(\left\{ \begin{array}{l} {f_e} = Bv\left| e \right| = 1,{98.10^{ - 13}}\left( N \right)\\ {f_\alpha } = Bv\left| {{q_\alpha }} \right| = {6.10^{ - 12}}\left( N \right) \end{array} \right.\)

C.  \(\left\{ \begin{array}{l} {f_e} = Bv\left| e \right| = {6.10^{ - 9}}\left( N \right)\\ {f_\alpha } = Bv\left| {{q_\alpha }} \right| = 1,{98.10^{ - 10}}\left( N \right) \end{array} \right.\)

D. \(\left\{ \begin{array}{l} {f_e} = Bv\left| e \right| = 1,{98.10^{ - 16}}\left( N \right)\\ {f_\alpha } = Bv\left| {{q_\alpha }} \right| = {6.10^{ - 15}}\left( N \right) \end{array} \right.\)

Bài 10: Bắn một electron với một vận tốc v vào trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,02 T theo phương vuông góc với các đường sức từ thì nó sẽ chuyển động trên quỹ đạo tròn với bán kính r = 0,5cm. Biết độ lớn điện tích và khối lượng của electron lần lượt là:|e| = 1,6.10-19 (C); m = 9,1.10-31 (kg). Vận tốc của electron gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. l,75.107 (m/s)                B. l,75.105 (m/s)                

C. l,75.106 (m/s)                D. l,75.103 (m/s)

Bài 11: Sau khi được gia tốc bởi hiệu điện thế U = 150V, người ta cho electron chuyển động song song với một dây dẫn dài vô hạn, có cường độ I = 10 A, cách dây dẫn 5 mm (hình vẽ). Chiều chuyển động của electron cùng chiều dòng điện. Biết độ lớn điện tích và khối lượng của electron lần lượt là:

|e| = 1,6.10-19 (C); m =9,1.10-31 (kg). Độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên electron gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 4,65.10-15 N                  B. 4,65.10-16 N                  

C. 4,65.10-17 N                  D. 4,65.10-14 N

Bài 12: Một hạt tích điện âm được bắn vào điện trường đều có E = 103 V/m theo phương vuông góc với các đường sức điện với v = 2.106 m/s. Để hạt chuyển động thẳng đều đồng thời với điện trường nói trên và từ trường đều thì phương, chiều và như độ lớn của cảm ứng từ phải như thế nào.

A. \(\overrightarrow B \bot mp\left( {\overrightarrow v ,\overrightarrow E } \right)\) và  \(B = {5.10^{ - 4}}\left( T \right)\)               

B. \(\overrightarrow B \notin mp\left( {\overrightarrow v ,\overrightarrow E } \right)\) và \(B = {5.10^{ - 4}}\left( T \right)\)

C. \(\overrightarrow B //mp\left( {\overrightarrow v ,\overrightarrow E } \right)\) và  \(B = {5.10^{ - 4}}\left( T \right)\)

D. \(\overrightarrow B \bot mp\left( {\overrightarrow v ,\overrightarrow E } \right)\) và \(B = {5.10^{ - 5}}\left( T \right)\)

Bài 13: Một electron được gia tốc bởi hiệu điện thế U = 2000 V, sau đó bay vào từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-3T theo phương vuông góc với đường sức từ của từ trường. Biết khối lượng và điện tích của electron là m và e mà  \(\frac{m}{{\left| e \right|}} = 5,{6875.10^{ - 12}}\left( {kg/C} \right)\). Bỏ qua vận tốc của electron khi mới bắt đầu được gia tốc bởi hiệu điện thế U.

1/ Bán kính quỹ đạo của electron gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,15 cm                         B. 15 m                             

C. 15 cm                            D. 1,5 cm

2/ Chu kì quay của electron gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 3,57.10-6 (s)                   B. 3,57.10-9 (s)                  

C. 3,57.10-7 (s)                   D. 3,57.10-8 (s)

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Một số bài tập trắc nghiệm về Sự tương tác giữa các dòng điện thẳng song song và Lực Lorenxơ môn Vật lý 11. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON