YOMEDIA

Ma trận Đề kiểm tra và đáp án đầu năm môn Hóa 10 lên 11 năm học 2018- 2019

Tải về
 
NONE

Học247 xin giới thiệu đến các em Ma trận Đề kiểm tra và đáp án đầu năm môn Hóa 10 lên 11 năm học 2018- 2019. Đề thi gồm 50 câu trắc nghiệm, có ba-rem hướng dẫn chấm thi và đáp án đi kèm, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức Hóa học lớp 10 đã học một cách hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - TP. VINH

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU NĂM

MÔN HÓA HỌC 10 LÊN 11 NĂM HỌC 2018 – 2019

 

 

Nội dung

Mức độ kiến thức , kĩ năng

 

 

Cộng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

 

1. Chương IV

Oxi hóa khử

Biết được phản ứng nào thuộc oxi hóa khử, phản ứng nào không thuộc oxi hóa khử.

- Quá trình oxi hóa, quá trình khử,

- Chất oxi hóa, chất khử mạnh nhất và chất oxi hóa, chất khử yếu nhất.

- Phản ứng oxi hóa khử nội phân tử, phản ứng tự oxi hóa khử.

- Xác định hệ số của chất hoặc tổng hệ số các chất trong phản ứng oxi hóa khử.

- Tính khối lượng kim loại hoặc thể tích khí theo pp bảo toàn e.

- Xác định hệ số của chất hoặc tổng hệ số các chất trong phản ứng oxi hóa khử dạng tổng quát.

- Sử dụng pp bảo toàn e, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố giải bài tập tính khối lượng muối, …

 

 

Số câu

Số điểm – Tỉ lệ

04

1,6 điểm (16%)

03

1,2 điểm (12%)

03

1,2 điểm (12%)

01

0,4 điểm (4%)

11

4,4 điểm (44%)

 

2. Chương VI

Oxi – lưu huỳnh

- Biết kí hiệu các nguyên tố nhóm VIA.

- Biết cấu hình e, số oxi hóa phổ biến,

- Biết một số ứng dụng oxi, ozon, lưu huỳnh và hợp chất.

- Tính axit, tính oxi hóa mạnh(H2SO4 đặc).

- Hiểu được chất như thế nào thì thể hiện tính khử khi tác dụng với H2SO4đặc.

- Nhận biết, phân biệt một số hợp chất chứa oxi, lưu huỳnh.

- Bài tập kim, oxit bazo, bazo, muối tác dụng với dd H2SO4 loãng.

- Sử dụng pp bảo toàn e, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, quy đổi giải bài tập đối với H2SO4đặc.

 

 

Số câu

Số điểm – Tỉ lệ

06

2,4 điểm (24%)

04

1,6 điểm (16%)

02

0,8 điểm (8%)

02

0,8 điểm (8%)

14

5,6 điểm (56%)

 

Cộng: Số câu

Số điểm – Tỉ lệ

10

4,0 điểm (40%)

07

2,8 điểm (28%)

05

2,0 điểm (20%)

03

1,2 điểm (12%)

25

10 điểm (100%)

             

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÈ MÔN HÓA LỚP 10 LÊN 11 NĂM 2018

 

Câu 1: Cấu hình lớp electron ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là:

A. ns2np6                     B. ns2np5                    

C. ns2np4                     D. (n-1)d10ns2np6

Câu 2: Trong các hợp chất hoá học số oxi hoá thường gặp của lưu huỳnh là:

A. +1, +4, +6              B. -2,0,+2,+4,+6        

C. -2,0,+4,+6                            D. -2, +4, +6.

Câu 3(THPT QG 2015): Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

A. Na2SO4.                 B. H2SO4.                    C. SO2.                 D. H2S.

Câu 4: Oleum H2SO4.nSO3 có công thức phân tử là H2S2O7. Giá trị n bằng?

A. 1                             B. 2               C. 3                                         D. 4

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Oxi(O2) và ozon(O3) là hai dạng thù hình của nguyên tố oxi.

B. Lưu huỳnh có hai dạng thù hình: Lưu huỳnh tà phương(S ) và lưu huỳnh đơn tà(S ).

C. Quặng pirit sắt là một trong những nguyên liệu dùng sản xuất axit Sunfuric trong công nghiệp, nó có công thức phân tử là FeS2.

D. Oxi và lưu huỳnh đều là chất khí ở điều kiện thường. 

Câu 6: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo trật tự số oxi hoá của Oxi tăng dần?

A. F2O           H2O       O3          H2O2                      

B. H2O         H2O2       O3         F2O

C. F2O         O3            H2O2      H2O                       

D. H2O2        H2O        O3         F2O

Câu 7: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là

A. Nước brom.                                                            B. CaO.                      

C. Dung dịch Ba(OH)2.                                             D. Dung dịch NaOH.

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách

A. Điện phân nước.                                                  B. Nhiệt phân Cu(NO3)2.

C. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.                 D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Câu 9: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là

A. giấy quỳ tím.                    B. Zn.            C. Al.                       D. BaCO3.

Câu 10: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là              

A. vôi sống.             B. cát.                          C. muối ăn.                   D. lưu huỳnh.

Câu 11(THPT QG 2015): Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. Giấm ăn.           B. Muối ăn.                  C. Cồn.                         D. Xút.

Câu 12: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.                                                B. Chữa sâu răng.

C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.                 D. Sát trùng nước sinh hoạt.

Câu 13: (ĐH – B 2012): Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

A. H2S.                    B. NO2.                       C. SO2.                               D. CO2.

Câu 14: (CĐ – AB 2013): Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag.                                            B. CuO, NaCl, CuS.

C. FeCl3, MgO, Cu.                                                  D. BaCl2, Na2CO3, FeS.

Câu 15: Dung dịch H2S để lâu trong không khí sẽ có hiện tượng:

A. Vẩn đục màu đen                                                 B. Vẩn đục màu vàng

C. Cháy                                                                     D. Không có hiện tượng gì

Câu 16: Hoà tan sắt II sunfua vào dd HCl thu được khí A. đốt hoàn toàn khí A thu được khí C có mùi hắc. khí A,C lần lượt là:

A. SO2, hơi S              B. H2S, hơi S              C. H2S, SO2               D. SO2, H2S

Câu 17: Nguyên tắc pha loãng axit Sunfuric đặc là:

A. Rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ                   B. Rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ

C. Rót từ từ axit vào nước và đun nhẹ                        D. Rót từ từ nước vào axit và đun nhẹ

Câu 18(CĐ – AB 2013): Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?

A. Dung dịch HCl.                                      B. Dung dịch Pb(NO3)2.

C. Dung dịch K2SO4.                                     D. Dung dịch NaCl.

Câu 19: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí Oxi ?

A. Cách 2 hoặc Cách 3.                  B. Cách 3.            

C. Cách 1.               D. Cách 2.

Câu 20: Cho hình vẽ bên dưới minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm

Khí Y có thể  là khí nào dưới đây

A. O2.                          B. Cl2.                   C. NH3.                           D. H2.

Câu 21: Cho hình vẽ như sau:

Hiện tượng xảy ra trong bình eclen chứa dung dịch Br2 là:

A. Có kết tủa xuất hiện.

B. Dung dịch Br2 bị mất màu.

C. Vừa có kết tủa vừa mất màu dung dịch Br2.

D. Không có phản ứng xảy ra.

Câu 22(THPT QG 2015): Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaCO3  → CaO + CO2.                                 B. 2KClO3  → 2KCl + 3O2.

C. 2NaOH + Cl2  → NaCl + NaClO + H2O.            D. 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O.

Câu 23: (TSĐHCĐ khối A 2008)Cho các phản ứng sau:

4HCl + MnO2   →   MnCl2  + Cl2  + 2H2O.

2HCl + Fe →  FeCl2  + H2.

14HCl + K2Cr2O7    →  2KCl + 2CrCl3  + 3Cl2   + 7H2O.

6HCl + 2Al →  2AlCl3  + 3H2.

16HCl + 2KMnO4  →  2KCl + 2MnCl2  + 5Cl2  + 8H2O.

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là

A. 3.                  B. 4.                                 C. 2.                        D. 1.

Câu 24: (TSĐHCĐ khối B 2009) Cho các phản ứng sau:

(a) 4HCl + PbO2  PbCl2  + Cl2  + 2H2O.

(b) HCl + NH4HCO3  NH4Cl + CO2  + H2O.

(c) 2HCl + 2HNO3  2NO2  + Cl2  + 2H2O.

(d) 2HCl + Zn ZnCl2  + H2.

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A. 2.                          B. 3.                                 C. 1.                                 D. 4.

Câu 25(CĐ – 2014): Cho các phản ứng hóa học sau:

            (a)   \(S + {O_2} \to S{O_2}\)                  (b) \(S + 3{F_2} \to S{F_6}\)

            (c)  \(S + Hg \to HgS\)                    (d)    \(S + 6HN{O_{3\left( {dac} \right)}} \to {H_2}S{O_4} + 6N{O_2} + 2{H_2}O\)      

Số phản ứng trong đo S thể hiện tính khử là

A.2                       B. 3                        C. 1                             D. 4

Câu 26(KHỐI A – 2014). Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?

A. NaOH + HCl → NaCl + H2O.                  B. CaO + CO2 → CaCO3

C. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.             D. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.

Câu 27: Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là

A. 3O2 + 2H2S  → 2H2O + 2SO2.         B. FeCl2 + H2S→  FeS + 2HCl.

C. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2.     D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.

Câu 28: Có các thí nghiệm sau:

(I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.                 

(II)   Sục khí SO2 vào nước brom.

(III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.   

(IV)   Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là     

A. 2.                     B. 1.                                   C. 3.                   D. 4.

Câu 29: (ĐH – A 2013): Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau

  1. 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
  2. H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
  3. 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
  4. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là

A. (a)                   B. (c)                        C. (b)                               D. (d)

Câu 30: Cho biết các phản ứng xảy ra sau:

2FeBr2  +  Br2   →  2FeBr3                 

2NaBr  + Cl2   → 2NaCl  +  Br2.             

Phát biểu đúng là

A. Tính khử của mạnh hơn .                           B. Tính khử của  mạnh hơn Fe2+.

C. Tính oxi hoá của Br2 mạnh hơn Cl2.                      D. Tính oxi hoá của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.

Câu 31: Phản ứng giữa: 3Cl2 + 6NaOH NaClO3 + 5NaCl + 3H2O thuộc loại phản ứng hóa học nào sau đây?

A. Phản ứng oxi hóa-khử liên phân tử                         B. Phản ứng axit-bazơ

C. Phản ứng oxi hóa–khử nội phân tử                         D. Phản ứng tự oxi hóa–khử

Câu 32: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ

A. nhận 13 electron.                                                     B. nhường 13 electron.  

C. nhường 12 electron.                                                 D. nhận 12 electron.

Câu 33: (TSĐHCĐ khối B 2012) Cho phương trình hóa học (với a, b, c, d là các hệ số):  

  aFeSO4 + bCl2   → cFe2(SO4)3 + dFeCl3. Tỉ lệ a : c là

A. 4 : 1.                   B. 3 : 2.                        C. 2 : 1.                           D. 3 : 1.

Câu 34: Cho các phản ứng:

(1) O3 → O2  +  O                           (2) Ca(OH)2   +  Cl2  →  CaOCl2    +  H2O

(3) KClO3  → t0  KCl   +   3/2O2                (4)  2KMnO4  → t0  K2MnO4   +  MnO2   +   O2

(5) 4KClO3  → t0   KCl   +   3KClO4            (6) 2H2S   +   SO2  → 3S  +  2H2O

Số phản ứng tự oxi hóa khử là:

A. 3                        B. 2                                  C. 1                                 D. 4

Câu 35:  Đốt cháy hoàn toàn các chất sau : FeS2, Cu2S, Ag2S, HgS, ZnS trong oxi (dư). Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số phản ứng tạo ra oxit kim loại là

A. 5.                            B. 2.                               C. 4.                               D. 3.

Câu 36: Cho các chất sau đây: FeS, FeS2, Cu2S, FeSO4, H2S, Ag, Fe, KMnO4, MgSO3, Fe(OH)2. Số chất có thể phản ứng với H2SO4 đặc, nóng tạo SO2 là:

A. 9                 B. 10                                 C. 7                                 D.8

Câu 37: Cho pthh:    SO2 + KMnO4 +H2O→ K2SO4 + MnSO4 +H2SO4

Sau khi cân bằng hệ số của chất oxi hoá và chất khử là:

A. 5 và 2              B. 2 và 5                      C. 2 và 2                             D. 5 và 5

Câu 38: Cho phương trình hóa học: Fe3O4  + HNO3  → Fe(NO3)3  + NaOb  + H2O. Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của H2O là

A. 45a – 18b.                        B. 13a – 9b.                    

C. 46a – 18b.                   D. 23a – 9b.

Câu 39: Cho phản ứng:

CH3-C CH  +    KMnO4 +    KOH  → CH3COOK +    MnO2  +   K2CO3 +   H2O

Tổng các hệ số (nguyên tối giản) của các chất trong phương trình là:

A. 28                 B. 27                       C. 21                               D. 19

Câu 40(THPT QG 2015): Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.               B. 3,36.                       C. 1,12.                            D. 4,48.

Câu 41(THPT QG 2015): Cho 0,5 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H­2 (đktc). Kim loại đó là

A. Ba.                     B. Mg.                             C. Ca.                              D. Sr.

Câu 42: Một hỗn hợp O2 và O3 ở đktc có tỉ khối hơi với H2 là 18. Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp là

A. 15%                      B. 25%                     C. 35%                          D. 45%.

Câu 43: Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là 

A. KClO3.           B. KMnO4.                    C. KNO3.                     D. AgNO3.

Câu 44(KA – 2012). Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là

A. 5,83 gam.               B. 7,33 gam.             C. 4,83 gam.             D. 7,23 gam.

Câu 45. Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

A. 6,81 gam.             B. 4,81 gam.           C. 3,81 gam.           D. 5,81 gam.

Câu 46: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là

A. 101,68 gam.                  B. 88,20 gam.                  

C. 101,48 gam.            D. 97,80 gam.

Câu 47: Hoà tan 8,45 gam oleum vào nước, thu được dung dịch X. Để trung hoà X cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của oleum đó là

A. H2SO4.9SO3.                   B. H2SO4.3SO3.              

C. H2SO4.5SO3.          D. H2SO4.2SO3.

Câu 48: Để sản xuất được 16,9 tấn oleum H2SO4.3SO3 phải dùng m tấn quặng pirit chứa 16% tạp chất trơ, hiệu suất của quá trình sản xuất là 80%. Giá trị của m là:

A. 8,64 tấn            B. 17,85 tấn              C. 16,67 tấn              D. 12 tấn

Câu 49:  Nung mg bột Cu  trong ôxi, thu được 37,2 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Cu, CuO, Cu2O. Hoà tan hoàn toàn X trong H2SO4 đặc nóng thoát ra 6,72 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá trị m là:

A. 14,4                  B. 22,08             C. 31,68                        D. 33,6

Câu 50: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là

A. 52,2.                 B. 48,4.                         C. 58,0.                        D. 54,0.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Ma trận Đề kiểm tra và đáp án đầu năm môn Hóa 10 lên 11 năm học 2018- 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON