YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập Quá trình vận chuyển nước trong thân cây Sinh học 11

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Quá trình vận chuyển nước trong thân cây Sinh học 11 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về diễn biến của quá trình vận chuyển nước trong thân. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN NƯỚC Ở THÂN

A. Lý thuyết

1. Đặc điểm của con đường vận chuyển nước ở thân : Vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá 

2. Con đường vận chuyển nước ở thân:

  • Nước và muối khoáng từ rễ lên lá theo mạch gỗ (xilem).
  • Các chất hữu cơ từ lá xuống rễ theo mạch rây (phlôem).

3. Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước trong thân

- Lực hút cuả lá (do quá trình thoát hơi nước)

- Lực đẩy cuả rễ (do quá trình hấp thụ nước)

- Lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn tạo thành dòng nước liên tục).

* So sánh mạch gỗ và mạch rây:

 

Mạch gỗ

Mạch rây

Cấu tạo

- Là những tế bào chết.

- Thành tế bào chứa lignin.

- Các tế bào nối với nhau thành những ống dài từ rễ đến lá, giữa chúng là những lỗ nhỏ.

- Là những tế bào sống.

- Thành tế bào chứa ít lignin

- Các ống rây nối đầu với nhau thành những ống dài đi từ lá xuống rễ.

Thành phần dịch

Nước, muối khoáng và các chất được tổng hợp ở rễ.

Là các sản phẩm được đồng hóa ở lá: saccarozơ, axit amin…; một số ion khoáng được sử dụng lại.

Động lực

Là sự phối hợp của 3 lực:

- Áp suất rễ.

- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

- Lực hút giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch.

Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.

B. Bài tập

Câu 1. Quá trình vận chuyển nước trong thân đã diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Con đường vận chuyển: theo dòng mạch gỗ là chính. Tuy nhiên, nước cũng có thể vận chuyển theo chiều từ trên xuống ở mạch rây hay vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại.

- Đặc điểm: con đường dài (từ rễ lên lá), qua các tế bào chết (mạch gỗ).

- Động lực: phối hợp của 3 lực:

+ Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước (quan trọng nhất).

+ Lực đẩy của rễ do quá trình hấp thụ nước.

+ Lực trung gian: lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

Câu 2. Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không?

Hướng dẫn giải

Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được bằng cách chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục đi lên trên.

Câu 3. Nêu động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ (xilem). Mạch gỗ gồm các tế bào chết thích nghi với quá trình vận chuyển nước và muối khoáng như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Mạch gỗ gồm các tế bào chết nối kế tiếp nhau tạo thành ống rỗng giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong. Động lực vận chuyển nước và muối khoáng trong mạch gỗ gồm ba lực: lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá (lực chủ yếu), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.

- Sự vận chuyển trong mạch gỗ không phải là vận chuyển tích cực. Do mạch gỗ là các tế bào chết, có tác dụng làm giảm sức cản của dòng nước được vận chuyển ngược chiều trọng lực trong cây. Đồng thời thành của những tế bào chết dày giúp cho ống dẫn không bị phá huỷ bởi áp lực âm hình thành trong ống dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước ở lá.

Câu 4. Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá.

Hướng dẫn giải

- Trong thân của thực vật có mạch gỗ gồm các tế bào chết. Tế bào mạch gỗ gồm 2 loại quản bào và mạch ống nối kế tiếp với nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng... từ rễ lên lá.

- Hệ thống quản bào gồm các tế bào hẹp và dài đã mất hẳn chất nguyên sinh và chết. Chúng có thành tế bào dày, hoá gỗ và giữa các vách có nhiều lỗ cho nước đi từ tế bào này qua tế bào khác (vận chuyển ngang). Theo chiều thẳng đứng, giữa các tế bào cũng có vách ngăn nhưng có rất nhiều lỗ trên các vách ngăn đó tạo nên một hệ thống liên tục vận chuyển nước lên cao.

- Hệ thống mạch gỗ cũng giống như quản bào là những tế bào chết có thành tế bào dày và hoá gỗ. Khác cơ bản với quản bào là giữa các tế bào không có vách ngăn nên tạo các ống mao quản liên tục suốt hệ thống dẫn, qua đó nước chảy trong mao quản thông suốt.

C. Bài tập tự luyện

{-- Để xem nội dung các câu hỏi phần bài tập tự luyện của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Quá trình vận chuyển nước trong thân cây Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF