YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập Nền kinh tế khu vực Đông Nam Á Địa lí 11

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về khu vực Đông Nam Á thông qua nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Nền kinh tế khu vực Đông Nam Á Địa lí 11. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

  1. Cơ cấu kinh tế

- Xu hướng chuyển dịch: Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và khu vực III.

- Nguyên nhân: Do xu hướng toàn cầu hóa kinh tế.

  1. Các ngành kinh tế
  1. Công nghiệp

- Hướng phát triển: tăng cường liên doanh, liên kết nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật, chú trọng sản xuất mặt hàng xuất khẩu.

- Ngành thế mạnh: sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử,...

- Ngoài ra, còn phát triển khai thác dầu khí, khai thác than và khoáng sản,...

  1. Dịch vụ

- Cơ sở hạ tầng từng bước được hiện đại hóa:

  • Giao thông được mở rộng và tăng thêm.
  • Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.

- Ngân hàng, tín dụng,... phát triển và hiện đại nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, thu hút đầu tư nước ngoài.

  1. Nông nghiệp

- Trồng lúa nước:

  • Là cây lương thực truyền thống, quan trọng nhất.
  • Sản lượng lương thực ngày càng tăng, các nước đã cơ bản giải quyết được vấn đề lương thực, nhiều nước trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (Thái Lan, Việt Nam).
  • Phân bố: chủ yếu ở Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

- Trồng cây công nghiệp:

  • Các loại cây chính: cao su, cà phê, hồ tiêu. Ngoài ra, còn có cây lấy dầu, cây lấy sợi.
  • Chủ yếu để xuất khẩu.
  • Phân bố: chủ yếu ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam.

- Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản:

  • Chăn nuôi: số lượng đàn gia súc, gia cầm lớn nhưng vẫn chưa trở thành ngành chính.
  • Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản: là ngành truyền thống và đang phát triển ở khu vực.
  • Những nước phát triển mạnh: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

B. Giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III.

C. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

D. Tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều.

Câu 2. Quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP (năm 2004) còn cao?

A. Cam-pu-chia.       B. In-đô-nê-xi-a.

C. Phi-lip-pin.             D.Việt Nam.

Câu 3. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

A. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.

B. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

C. Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại.

D. Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.

Câu 4. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là

A. Công nghiệp dệt may, da dày.

B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.

C. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.

D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.

Câu 5. Các nước Đông Nam Á có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây là:

A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

B. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.

C. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.

D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của tài liệu ôn tập các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Nền kinh tế khu vực Đông Nam Á Địa lí 11, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu khác cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt! 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF