YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập Một số vấn đề mang tính toàn cầu Địa lí 11

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về các vấn đề toàn cầu với nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Một số vấn đề mang tính toàn cầu Địa lí 11. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

A. Lý thuyết

I-Dân số.

1-Bùng nổ dân số.

            1. Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là ở nữa sau của thế kỷ XX. Đến năm 2005, số dân thế giới là 6.477 triệu người.

            2. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển. Các nước này chiếm trên 80% số dân và 95% số dân gia tăng hằng năm của thế giới.

2-Già hóa dân số.

            3. Dân số thế giới đang ngày càng già đi. Trong cơ cấu theo độ tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ dân số thế giới ngày càng tăng.

II-Môi trường.

1-Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn.

            4. Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Ước tính trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái Đất nóng lên 0,6o C. Dự báo đến năm 2100, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm 1,4o C đến 5,8o C.

            5. Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt ở các nước phát triển đã thải vào khí quyển một lượng khí thải gây ra mưa axit ở nhiều nơi trên Trái Đất. Đồng thời, khí thải CFC, đã làm nóng dần tầng ô dôn và làm lỗ thủng tầng ô dôn ngày càng rộng ra.

2-Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương.

            6. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lý đổ trực tiếp vào các sông, hồ làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới. Theo Liên Hợp Quốc, có khoảng 1,3 tỉ người trên toàn cầu, trong đó hơn 1 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu nước sạch.

            7. Việc đổ chất thải chưa được xử lý vào sông ngòi và đại dương, các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu xảy ra ở nhiều nơi đang làm cho môi trường biển và đại dương chịu nhiều tổn thất lớn.

3-Suy giảm đa dạng sinh vật.

            8. Việc khai thác thiên nhiên quá mức của con người làm cho nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hậu quả là làm mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu của nhiều gành sản xuất, …

III-Một số vấn đề khác.

            9. Trong những thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định  hòa bình của thế giới. Nạn khủng bố ngày nay xuất hiện trên toàn thế giới, với rất nhiều cách thức khác nhau (sát hại thủ lĩnh chính trị, bắt cóc con tin, huấn luyện và sử dụng người làm thuê vào hoạt động khủng bố, …). Điều này cực kỳ nguy hiểm là các phần tử khủng bố đã sử dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào mục đích của mình (tấn công bằng vũ khí sinh hóa học, chất nổ, phá hoại mạng vi tính, …).

            10. Bên cạnh khủng bố, hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền, …), tội phạm liên quan đến sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma túy, … cũng là những mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định trên thế giới.

            11. Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thế cộng đồng quốc tế.

B. Bài tập

Câu 1. Trong các ngành sau, ngành nào đã đưa khí thải vào khí quyển nhiều nhất?

A. Nông nghiệp          B. Công nghiệp

C. Xây dựng              D. Dịch vụ

Câu 2. Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do sự gia tăng chủ yếu của chất khí nào trong khí quyển?

A. O3                          B. CH4

C. CO2                        D. N2O

Câu 3. Ở Việt Nam, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Nguyên

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 4. Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là

A. Xuất hiện nhiều động đất

B. Nhiệt độ Trái Đất tăng

C. Bang ở vùng cực ngày càng dày

D. Núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi

Câu 5. Hiện nay, nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do

A. Chất thải công nghiệp chưa qua xử lí.

B. Chất thải trong sản xuất nông nghiệ

C. Nước xả từ các nhà máy thủy điện

D. Khai thác và vận chuyển dầu mỏ.

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của tài liệu ôn tập các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Một số vấn đề mang tính toàn cầu Địa lí 11, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu khác cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt! 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON