YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập củng cố ôn tập chủ đề Sinh sản ở thực vật Sinh học 11 - Trường THPT Nguyễn Du

Tải về
 
NONE

Lý thuyết và bài tập củng cố ôn tập chủ đề Sinh sản ở thực vật Sinh học 11 - Trường THPT Nguyễn Du bao gồm lý thuyết và các câu hỏi củng cố khái quát các kiến thức của sinh sản ở thực vật trong chương trình Sinh học 11 sẽ giúp các em ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới. Mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

CHỦ ĐỀ: SINH SẢN Ở THỰC VẬT

*. LÝ THUYẾT

A. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN

  • Sinh sản là quá trình tạo ra các cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
  • Có 2 kiểu sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

II.SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

1. Sinh sản vô tính là gì?

  • Hình thức sinh sản: không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái
  • Con sinh ra giống nhau và giống hệt cây mẹ.

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật:

  • Sinh sản bào tử.
  • Sinh sản sinh dưỡng: Cơ thể mới được sinh ra từ 1 phần  của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ ( rễ, thân ,lá)

II. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH

  • Giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô là ứng dụng của sinh sản vô tính để nhân nhanh giống và đạt hiệu quả cao trong trồng trọt.
  • Cơ sở sinh học của các biện pháp giâm, chiết, ghép: Lợi dụng khả năng sinh sản sinh dưỡng của thực vật nhờ quá trình nguyên phân.
  • Ưu điểm của các biện pháp nhân giống vô tính so với cây mọc từ hạt:
    • Duy trì được đặc tính quý từ cây gốc nhờ nguyên phân.
    • Rút ngắn được thời gian sinh trưởng, phát triển của cây → thu hoạch

B. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I. KHÁI NIỆM

1. Khái niệm:

Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực (n) và giao tử cái (n) tạo nên hợp tử (2n) phát triển thành cơ thể mới .

2. Đặc điểm đặc trưng của sinh sản hữu tính

  • Có quá trình giảm phân hình thành giao tử .
  • Có quá trình hợp nhất giao tử đực và giao tử cái → luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen .

3. Điểm ưu việt so với sinh sản vô tính

  • Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.
  • Tạo sự đa dạng di truyền → cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hoá.

II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA:

1. Sự hình thành giao tử: 

2. Quá trình thụ phấn

  • Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
  • Thụ phấn có thể là tự thụ phấn hoặc giao phấn (nhờ gió, nước, sâu bọ…).

3. Thụ tinh:

Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử ♂ (n) với nhân của tế bào trứng (n) tạo hợp tử (2n) → cá thể mới
Thụ tinh thực vật có hoa là quá trình thụ tinh kép:

  • 1 nhân sinh sản (n) kết hợp với noãn cầu (n) tạo hợp tử (2n).
  • 1 nhân sinh dưỡng (n) kết hợp với nhân cực (2n) tạo nhân tam bội.

4. Sự hình thành hạt:

Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) → hạt gồm vỏ, phôi và phôi nhũ.

  • Hợp tử (n) → Phôi
  • Nhân tam bội (3n) → Nội nhũ (Phôi nhũ) là mô nuôi dưỡng phôi phát triển.

Có 2 loại hạt:

  • Hạt có nội nhũ (hạt cây một lá mầm)
  • Hạt không có nội nhũ (hạt cây hai lá mầm)

5. Sự hình thành quả:

  • Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành.
  • Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn à quả đơn tính.
  • Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lý, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn, thuận lợi cho sự phát tán của hạt.

*. BÀI TẬP CỦNG CỐ

{-- Nội dung phần bài tập củng cố của tài liệu Lý thuyết và bài tập củng cố ôn tập chủ đề Sinh sản ở thực vật Sinh học 11 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập củng cố ôn tập chủ đề Sinh sản ở thực vật Sinh học 11 - Trường THPT Nguyễn Du. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF