YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương: Sinh sản Sinh học 11 có lời giải chi tiết

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương: Sinh sản Sinh học 11 có lời giải chi tiết do Hoc247 tổng hợp và biên soạn bao gồm các bài tập trắc nghiệm nằm trong phần Ôn tập Chương Sinh sản nhằm giúp các em có thểm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập và rèn luyện các kỹ năng làm bài. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả nhất. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG: SINH SẢN SINH HỌC 11 CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 31: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là:

A. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.

B. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.

C. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.

D. Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.

Câu 32. Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật?

A. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.

B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.

C. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.

D. Là hình thức sinh sản phổ biến.

Câu 33: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn giản nhất?

A. Nảy chồi.                                  B. Trinh sinh.

C. Phân mảnh.                              D. Phân đôi.

Câu 34: Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là:

A. Sự kết hợp của hai giao tử đực và cái.

B. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái.

C. Sự kết hợp các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân của giao tử cái.

D. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái tạo thành bộ nhiễm sắc thể lưỡng bộ (2n) ở hợp tử.

Câu 35: Hình thức sinh sản vô tính nào có ở động vật không xương sống và có xương sống?

A. Phân đôi.                                     B. Nảy chồi.

C. Trinh sinh.                                    D. Phân mảnh.

Câu 36: Ý nào không phải là sinh sản vô tính ở động vật đa bào?

A. Trứng không thụ tinh (trinh sinh) phát triển thành cơ thể.

B. Bào tử phát triển thành cơ thể mới.

C. Mảnh vụn từ cơ thể phát triển thành cơ thể mới.

D. Chồi con sau khi được hình thành trên cơ thể mẹ sẽ được tách ra thành cơ thể mới.

Câu 37: Điều nào không đúng khi nói về sinh sản của động vật?

A. Động vật đơn tính chỉ sinh ra một loại giao tử đực hoặc cái.

B. Động vật đơn tính hay lưỡng tính chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.

C. Động vật lưỡng tính sinh ra cả hai loại giao tử đực và cái.

D. Có động vật có cả hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.

Câu 38: LH có vai trò:

A. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.

B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêrôn

C. Kích thích phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.

D. Kích thích tuyến yên tiết FSH.

Câu 39: Inhibin có vai trò:

A. Ức chế tuyến yên sản xuất FSH.

B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêron

C. Kích thích phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.

D. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.

Câu 40: Hoocmon progesteron không có vai trò nào?

A. Làm niêm mạc dạ con dày thêm để chuẩn bị đón trứng.

B. Ức chế sự bài tiết LH.

C. Kích thích nang trứng phát triển và sự rụng trứng.

D. Ức chế sự co bóp dạ con.

Câu 41: FSH có vai trò:

A. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.

B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêron

C. Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.

D. Kích thích tuyến yên sản sinh LH.

Câu 42: Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hoá hơn sinh sản vô tính là vì:

A. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt đi truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

B. Thế hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trước sự thay đổi của điều kiện môi trường.

C. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt đi truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

D. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt đi truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Câu 43: Thể vàng tiết ra những chất nào?

A. Prôgestêron và Ơstrôgen.

B. FSH, Ostrôgen.

C. LH, ESH.

D. Prôgestêron,GnRH

Câu 44: Thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài là vì?

A. Không nhất thiết phải cần môi trường nước.

B. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường.

C. Đỡ tiêu tốn năng lượng.

D. Cho hiệu suất thụ tinh cao.

Câu 45: Khi nồng độ testôstêron trong máu cao có tác dụng:

A. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH.

B. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm làm hai bộ phận này không tiết GnRH, FSH và LH.

C. Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.

D. Gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.

Câu 46: GnRH có vai trò:

A. Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.

B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêron.

C. Kích thích tuyến yên sản sinh LH và ESH.

D. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.

Câu 47: Testôstêron có vai trò:

A. Kích thích tuyến yên sản sinh LH.

B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra EFSH.

C. Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.

D. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.

Câu 48: Prôgestêron và strôgen có vai trò:

A. Kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng hoạt động.

B. Kích thích phát triển nang trứng.

C. Kích thích dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ.

D. Kích thích tuyến yên tiết hoocmôn.

Câu 49: Những yếu tố nào sau đây gây rối loạn quá trình sinh trứng và làm giảm khả năng sinh tinh trùng?

A. Căng thẳng thần kinh (Stress), sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài và nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma tuý.

B. Căng thẳng thần kinh (Stress), sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài và thiếu ăn, suy dinh dưỡng.

C. Căng thẳng thần kinh (Stress), sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài và chế độ ăn không hợp lý gây rối loạn trao đổi chất của cơ thể.

D. Chế độ ăn không hợp lý gây rối loạn trao đổi chất của cơ thể nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma tuý.

Đáp án từ câu 31-50 trắc nghiệm ôn tập Chương: Sinh sản Sinh học 11

31. A

32. B

33. D

34. D

35. C

36. B

37. B

38.B

39. A

40. C

41. A

42. A

43. A

44. D

45. A

46. C

47. C

48. C

49. A

50. A

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 51-60 và lời giải chi tiết của tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương: Sinh sản Sinh học 11 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}  

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương: Sinh sản Sinh học 11 có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON