YOMEDIA

Lý thuyết trọng tâm và những điều cần luu ý của chuyên đề Sinh sản ở thực vật Sinh học 11

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập kiến thức sinh sản ở thực vật và rèn luyện kỹ năng làm bài của Chương Sinh sản trong chương trình Sinh học 11 Hoc247 đã tổng hợp tài liệu Lý thuyết trọng tâm và những điều cần luu ý của chuyên đề Sinh sản ở thực vật Sinh học 11 nằm trong phần Ôn tập Chương Sinh sản. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả nhất. 

ADSENSE
YOMEDIA

SINH SẢN Ở THỰC VẬT

I. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

  • Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
  • So sánh các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

 

Sinh sản bào tử

Sinh sản sinh dưỡng

Đối tượng

Rêu, dương xỉ,…

Khoai tây, khoai lang, cỏ tranh,

Nguồn gốc cây con

Phát triển từ bào tử

Phát triển từ một phần của cơ quan sinh dướng của cơ thể mẹ (rễ, thân, lá)

Số lượng cá thể được tạo ra

Nhiều

Ít

Biểu hiện của quá trình

- Thể bào tử → túi bào tử → bào tử → cá thể mới

- Có sự xen kẽ thế hệ giao tử thể và bào tử thể

- Một cơ quan sinh dưỡng → nẩy chồi → cá thể mới

- Không có sự xen kẽ thế hệ

Phát tán

Phát tán rộng, nhờ gió, nước và động vật

Không phát tán rộng

 

STUDY TIP

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cá thể mẹ

  • Phương pháp nhân giống vô tính:

Ghép chồi và ghép cành

Một chồi cành hay một cành nhỏ từ một cây này có thể được ghép lên một cây khác của các loài có quan hệ họ hàng gần hay các thứ khác nhau của cùng một loài. Ghép cây phải thực hiện lúc cây còn non. Cây cho hệ thống rễ được gọi là gốc ghép (stock), cành hay chồi ghép được gọi là cành ghép (scion). Ghép có thể kết hợp được chất lượng tốt giữa cành ghép và gốc ghép.

 

Chiết cành và giâm cành

- Cắt cành là hình thức cắt từ thân, nhánh hay từ đoạn thân có chồi ngọn.

- Nơi vết cắt sẽ mọc ra một khối tế bào không chuyên hóa gọi là mô sẹo (callus), sau đó các rễ bất định mọc ra từ mô sẹo này.

 

Nuôi cấy tế bào và mô thực vật

- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi phôi...). Tất cả thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng. Sau đó, chuyển cây con ra trồng ở đất.

- Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp (in vitro) để tạo cây con.

- Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật là tính toàn năng của tế bào (khả năng của tế bào đơn lẻ phát triển thành cây nguyên vẹn ra hoa và kết hạt bình thường).

 

 

LƯU Ý

Ưu điểm cúa các phương pháp nhân giống vô tính:

- Khi thực hiện nhân giống sinh dưỡng từ những phương pháp trên có ưu điểm là: giữ nguyên được tính trạng di truyền mà con người mong muốn nhờ cơ chế nguyên phân, rút ngắn được rất nhiều thời gian sinh trưởng của cây so với phương pháp trồng bằng hạt

- Đặc biệt, phương pháp nuôi cấy mô và tế bào thực vật sản xuất được số lượng lớn cây giống với giá thành thấp, tạo được giống sạch virut, phục chế được các giống quí bị thoái hóa, hiệu quả kinh tế cao.

 

Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người:

  • Đối với đời sống thực vật: Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.
  • Đối với con người: Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

II. SINH $ẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT

Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

* Những đặc trưng của sinh sản hữu tính:

  • Có quá trình hình thành và hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.
  • Có sự trao đổi và tái tổ hợp của 2 bộ gen.
  • Luôn gắn liền với quá trình giảm phân tạo giao tử.

Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

* Cấu tạo hoa

Gồm cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy

STUDY TIP

Ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính:

- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.

- Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.

* Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

Hình thành hạt phấn: Tế bào trong bao phấn (2n) giảm phân tạo ra 4 bào tử đực đơn bội (n), mỗi tế bào (n) lại nguyên phân tạo 1 hạt phấn (n)

Hình thành túi phôi: Tế bào noãn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào (n), 3 tế bào tiêu biến và 1 tế bào nguyên phân tạo túi phôi chứa 8 nhân (thể giao tử cái).

* Quá trình thụ phấn và thụ tỉnh

Thụ phấn:

  • Thụ phấn là là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy.
  • Có 2 hình thức thụ phấn: Tự thụ phấn (hạt phấn của hoa cây nào thụ phấn cho hoa cây đó) và thụ phấn chéo (hạt phấn của cây này thụ phấn cho hoa của cây khác cùng loài).

STUDY TIP

Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ côn trùng, nước, gió, chim hoặc người.

Thụ tỉnh:

  • Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới.
  • Quá trình thụ tinh kép: Tế bào ống phấn trong hạt phấn nảy mầm tạo ra ống phấn. Ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, qua lỗ túi phôi vào túi phôi — giải phóng 2 giao tử, một giao tử (n) hợp nhất với tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), một nhân còn lại (n) hợp nhất với nhân cực (2n) ở trung tâm túi phôi tạo thành nhân tam bội (3n), phát triển thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi.
    • Giao tử đực 1 (n) + trứng (noãn cầu) (n) — hợp tử (2n).
    • Giao tử đực 2 (n) + nhân cực (2n) — nhân nội nhũ (3n).

LƯU Ý

Ý nghĩa của thụ tỉnh kép: Hình thành bộ phân dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây non có khả năng tự dưỡng, bảo đảm cho thế hệ con khả năng thích nghi cao với sự biến đổi của điều kiện môi trường để duy trì nòi giống.

* Quá trình hình thành hạt, quả

Hình thành hạt:

  • Noãn thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt.
  • Hợp tử phát triển thành phôi.
  • Tế bào tam bội phát triển thành nội nhũ — phôi nhũ.
  • Hạt gồm vỏ hạt, phôi và nội nhũ.
  • Có 2 loại hạt: Hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm), hạt không có nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm).

Hình thành quả:

  • Bầu nhụy phát triển thành quả, có chức năng chứa và bảo vệ hạt.
  • Quả không có thụ tinh noãn —› quả giả (quả đơn tính).
  • Quá trình chín của quả: Bao gồm những biến đổi về sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc và hương vị hấp dẫn, thuận lợi cho sự phát tán của hạt. Quả của nhiều loài cây cung cấp nguồn dinh dưỡng quý cho con người (vitamin, khoáng chất, đường,..)

STUDY TIP

Sự hình thành quả giúp bảo vệ hạt, đảm bảo cho sự duy trì nòi giống ở thực vật. Sự hình thành quả có vai trò cung cấp chất dinh đưỡng cho con người vì trong quả có tinh bột, đường, vitamin, khoáng chất... cần cho cơ thể, ngoài ra trong 1 số quả có chứa chất hoạt tính dùng trong y dược.

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết trọng tâm và những điều cần luu ý của chuyên đề Sinh sản ở thực vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF