Cùng Hoc247 tham khảo tài liệu Lý thuyết ôn tập chuyên đề Hô hấp ở cơ thể thực vật Sinh học 11 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn bao gồm các kiến thức liên quan đến hô hấp ở thực vật. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!
HÔ HẤP Ở CƠ THỂ THỰC VẬT
I- KHÁI NIỆM:
1- Định nghĩa: Hô hấp là một quá trình oxi hóa sinh học (có xúc tác enzim) các chất hữu cơ dự trữ năng lượng (gluxit, lipit, protein) hoặc các chất sống khác thành sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O và năng lượng (ATP).
Phương trình tổng quát: C6H12O6 + 6O2 + 6 H2O → 6CO2 + 12 H2O + 38 ATP + nhiệt
2- Vai trò của hô hấp:
- Là quá trình sinh lý trung tâm của cây xanh có vai trò đặc biệt quan trọng trong các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Giải phóng năng lượng hóa học dưới dạng ATP được sử dụng cho các hoạt động sinh lí ở cây: sinh trưởng, phát triẻn, trao đổi chất,......
- Tạo ra các sản phẩm trung gian để tổng hợp các hợp chất hữu cơ cần thiết cho TB và cơ thể (gluxit, lipit, protein, và các hợp chất khác nhau trong thực vật) để cấu tạo nên các bào quan và các thành phần của các cơ quan trong cơ thể.
II- CƠ QUAN VÀ BÀO QUAN HÔ HẤP
1- Cơ quan hô hấp: xảy ra ở tất cả các cơ quan của cơ thể, xảy ra mạnh ở các cơ quan đang sinh trưởng, sinh sản và ở rễ.
2- Ty thể – bào quan thực hiện chức năng hô hấp :
Các bộ phận |
Cấu tạo |
Chức năng |
Màng |
Kép - màng ngoài: trơn nhẵn. - màng trong: gấp nếp tạo thành các mào hay các mấu lồi ăn sâu vào trong xoang Ty thể gọi là tấm hình răng lược (crista). Trên màng chứa enim hô hấp. |
- Bao bọc, bảo vệ cấu trúc bên trong và đảm bảo tính thấm của Ty thể. - Tăng diện tích bề mặt, tăng số lượng enzim hô hấp → tăng chuyển hóa vật chất, tổng hợp ATP. |
Chất nền |
Chứa: - Enzim hô hấp. - Axit nucleic và Riboxom. |
- Xúc tác các phản ứng sinh hóa trong chuỗi hô hấp. - Có khả năng tự tổng hợp Protein cho ty thể. |
III. CƠ CHẾ HÔ HẤP: 4 giai đoạn
1- Quá trình đường phân: bao gồm 10 phản ứng phân giải diễn ra theo một trình tự xác định và được các hệ enzym tương ứng xúc tác, giai đoạn này không cần O2, chia thành 4 giai đoạn:
- Hoạt hóa phân tử đường.
- Phân cắt đường 6C thành 2 đường 3C.
- Oxy hóa Al-3-PG thành Al-2-PG.
- Chuyển hóa Al-2-PG thành axit piruvic.
→ Kết quả: 1 phân tử đường → 2 phân tử axit piruvic + 2 ATP và 2 NAD khử NADH
2- Hoạt hóa piruvat thành Axetyl CoenzimA:
Khi có mặt của oxy, axit pyruvic → Axetyl CoA, 2 phân tử NAD bị khử tạo thành NADH.
3- Chu trình Krebs: tách hidro và tách CO2. Hai vòng Krebs được hình thành diễn ra trong điều kiện hiếu khí.
Chu trình Krebs còn có tên là chu trình Axit citric hay chu trình axit di- và tricacboxylic phát hiện năm 1937, là là sự kế tục trực tiếp của các quá trình đường phân trong tế bào sống, nó rất phổ biến trong mô thực vật bậc cao và ở mô động vật.
Một chu trình Krebs:
- Giải phóng 2 phân tử CO2
- Khử 3 NAD+ tạo 3 NADH.
- Khử 1FAD (chất mang điện tử) tạo 1 FADH2
- Tổng hợp 1ATP.
- Tái tạo lại hợp chất 4C oxaloacetate.
4- Chuỗi chuyền vận chuyển điện tử (electron) hô hấp:
- Sau giai đoạn đường phân và chu trình acid citric, năng lượng từ thức ăn được tích trữ trong NADH và FADH2.
- Cả hai chất này sẽ chuyển điện tử đến chuỗi dẫn truyền điện tử để tổng hợp ATP thông qua sự phosphoryl hóa oxi hóa.
- Chuỗi dẫn truyền điện tử nằm trong các mào (cristae) của ty thể.
- Phần lớn các thành phần của chuỗi là các protein, tồn tại dưới dạng phức hệ.
- Các chất chuyên chở luân phiên chuyển từ trạng thái bị khử sang bị oxi hóa khi chúng nhận và cho điện tử.
- Càng về cuối chuỗi, các điện tử càng giảm năng lượng tự do và cuối cùng chuyển đến O2 để tạo thành H2O và 34 ATP trong điều kiện hiếu khí.
- Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp:
- C6H12O6 + 2 NAD + 2 ADP + 2 H3PO4 ¾ →→ 2 CH3-CO-COOH + 2 NADH2 + 2ATP ( đường phân )
- 2 CH3-CO-COOH + 6 H2O + 8 NAD + 2 FAD + 2 ADP + 2 H3PO4 ¾ →→ 6 CO2 + 8 NADH2 + 2 FADH2 + 2ATP (Krebs)
- 10 NADH2 + 2 FADH2 + 34 ADP + 34 H3PO4 + 6 O2 ¾ →→ 34 ATP + 10 NAD + 2 FAD + 12 H2O (chuỗi vận chuyển điện tử)
- C6H12O6 + 38ADP + 38 H3PO4 + 6 H2O + 6O2 ¾ →→ 6 CO2 + 12 H2O + 38 ATP
IV- HÔ HẤP SÁNG ( quang hô hấp ):
{-- Nội dung phần IV. hô hấp sáng của tài liệu chuyên đề Hô hấp ở cơ thể thực vật Sinh học 11 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
V- ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÔ HẤP:
{-- Nội dung phần V. ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp của tài liệu chuyên đề Hô hấp ở cơ thể thực vật Sinh học 11 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập chuyên đề Hô hấp ở cơ thể thực vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !