YOMEDIA

Lý thuyết ôn tập chuyên đề Cảm ứng ở động vật Sinh học 11 - Trường THPT Ngô Gia Tự

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu Lý thuyết ôn tập chuyên đề Cảm ứng ở động vật Sinh học 11 - Trường THPT Ngô Gia Tự tài liệu nằm trong phần Ôn tập Chương Cảm ứng sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả nhất các kiến thức của Chương 2 Sinh học 11. Mong rằng với tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

I- KHÁI NIỆM:  Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho SV tồn tại và phát triển.

II- CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT:

Mức độ tổ chức HTK

Đại diện

Đặc điểm cấu tạo HTK

Hình thức cảm ứng

Ưu, nhược điểm

Chưa có HTK

Động vật nguyên sinh

Cơ thể không có tế bào thần kinh

Co rút chất nguyên sinh

Phản ứng chậm, thiếu chính xác.

 

 

Có tổ chức thần kinh

Thần kinh dạng lưới

Ruột khoang (Thủy tức)

Các TB TK rải rác trong cơ thể và nối với nhau thành mạng lưới.

Kích thích tại 1 điểm → xung lan tỏa toàn thân → co rút toàn thân.

- Phản ứng thiếu chính xác.

- Tiêu tốn nhiều năng lượng.

Thần kinh dạng chuỗi hạch

ĐV đối xứng 2 bên (giun, côn trùng)

- Các TB TK tập hợp lại → các hạch TK.

- Các hạch TK nối với nhau bởi các dây TK → chuỗi hạch TK nằm dọc cơ thể.

- Xung TK không lan tỏa, khu trú từng phần, phản ứng có tính chất định khu.

- Phản xạ cục bộ, chủ yếu thuộc dạng phản xạ không điều kiện.

- Phản xạ tương đối chính xác, mang tính cục bộ.

- Tiêu tốn ít năng lượng.

Thần kinh dạng ống

ĐV có xương sống (từ Cá → người)

Cấu trúc dạng ống gồm 2 phần: TK trung ương (não bộ và tủy sống) và TK ngoại biên (các dây TK).

Hoạt động theo nguyên tắc phản xạ (Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện)

- Phản ứng nhanh, chính xác, phức tạp.

- Tiêu tốn ít năng lượng.

III- ĐIỆN THẾ NGHỈ, ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH:

ĐIỆN SINH HỌC:

  • Là khả năng tích điện của TB, cơ thể.
  • Bao gồm: Điện thế nghỉ (điện tĩnh) và Điện thế hoạt động.

1- Khái niệm:

  • Điện thế nghỉ: là sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng TB khi TB không bị kích thích; phía trong màng TB tích điện âm và phía ngoài màng tích điện dương.
  • Điện thế hoạt động: là sự biến đổi điện thế nghỉ ở ngoài màng TB hoặc khi TB TK bị kích thích → từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
  • Sự lan truyền xung TK trên sợi thần kinh:
    • Điện thế hoạt động khi xuất hiện được gọi là xung TK hay xung điện.
    • Xung TK xuất hiện ở nơi bị kích thích (làm thay đổi tính thấm của màng ở vùng kích thích) → lan truyền dọc theo 1 hướng xác định trên sợi thần kinh, có 2 kiểu lan truyền xung TK trên sợi TK.

Đặc điểm phân biệt

Sợi TK không có mielin

Sợi TK có mielin

1- đặc điểm cấu tạo

Sợi TK trần màng tiếp xúc trực tiếp với mt ngoại bào.

Sợ TK có màng bao mielin không liên tục tạo thành các bao mielin và các eo Ranvie.

2- cách lan truyền

Xung TK lan tỏa liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.

Xung TK lan truyền theo lối nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.

3- tốc độ lan truyền

Chậm hơn (3 – 5 m/s)

Nhanh hơn nhiều (100m/s)

4- nguyên nhân có xung TK lan truyền

Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng ngày sang vùng khác.

Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.

5- sử dụng năng lượng

Tốn nhiều năng lượng cho hoạt động của bơm Na – K.

Tốn ít năng lượng cho hoạt động vì bơm Na – K chỉ hoạt động ở eo Ranvie.

2- Đặc điểm phân biệt sự lan truyền xung TK trên sợi TK không có mielin và sợi TK có mielin.

3- Truyền tin qua Xinap:

  • Xinap là diện tiếp xúc giữa TBTK với TBTK, giữa TBTK với một loại TB khác (TB cơ, TB tuyến).
  • Dựa vào nhân tố dẫn truyền xung TK có 2 loại: Xinap hóa học (chủ yếu ở ĐV) và Xinap điện (ít phổ biến)

* Cấu tạo của Xinap:

* Quá trình truyền tin qua Xinap:

  • Xinap điện: sự phóng điện trực tiếp từ màng trước đến màng sau của khe xinap.
  • Xinap hóa học:
    • Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp → kênh Ca2+  trên màng TB mở → ion Ca2+ đi vào trong chùy xináp.
    • Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học dịch chuyển dần đến màng trước xinap, gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap.
    • Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động hình thành lan truyền đi tiếp.

IV- TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT:

{-- Nội dung phần tập tính của động vật của tài liệu Lý thuyết ôn tập chuyên đề Cảm ứng ở động vật Sinh học 11 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập chuyên đề Cảm ứng ở động vật Sinh học 11 - Trường THPT Ngô Gia Tự. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF