Hoc247 xin gửi đến các em học sinh lớp 11 tài liệu Tổng ôn Lý thuyết nâng cao Chương II Cảm ứng Sinh học 11 nằm trong phần Ôn tập Chương Cảm ứng sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài đồng thời giúp các em kiểm tra kiến thức về Cảm ứng đã học. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả nhất. Mời các em tham khảo tại đây!
TỔNG ÔN LÝ THUYẾT NÂNG CAO CHƯƠNG II: CẢM ỨNG SINH HỌC 11
A – CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
I. HƯỚNG ĐỘNG
1. Khái niệm hướng động |
Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
Hướng động dương là sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.
Hướng động âm là sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích.
2. Các kiểu hướng động |
LƯU Ý Auxin có vai trò trong hướng động: - Hướng đất: Hai măt của rễ có auxm phân bố không đều. Mặt dưới tập trung nhiều auxin làm kìm hãm tăng trưởng. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào làm rễ cong xuổng - Hướng sáng: Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng ngược với hướng đất, lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bao, làm cây uốn cong về phía sáng. |
STUDY TIP - Các dạng tua cuốn của mướp, bầu, bí thuộc loại hướng động tiếp xúc - Hướng động tiếp xúc giúp các loài dây leo bám vào giá thể và vươn lên trên, hướng đến nguồn ánh sáng - Các dây leo sống trong các khu rừng rậm, sống trên các cành cây chủ cũng nhờ cơ chế này để bám trụ và vươn đến nguồn sáng phía trên. |
Kiểu hướng động |
Đặc điểm |
Hướng sáng |
|
Hướng trọng lực |
|
Hướng hóa |
|
Hướng nước |
|
Hướng tiếp xúc |
|
3. Vai trò của hướng động |
Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
Ví dụ: Cây ở bên cửa sổ luôn vươn ra ánh sáng để nhận ánh sáng.
II. ỨNG ĐỘNG
1. Khái niệm ứng động |
Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng.
Ví dụ: Hoa của cây nghệ tây và hoa Tulip nở vào buổi sáng và đóng lại lúc chạng vạng tối.
- Sự vận động cảm ứng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của cơ quan.
Ví dụ: Khi các tế bào mặt trên sinh trưởng nhanh hơn thì cơ quan uốn cong xuống (hoa nở) và ngược lại (hoa đóng).
2. Các kiểu ứng động |
Ứng động sinh trưởng |
Ứng động không sinh trướng |
|
|
|
|
Hình 3.25. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm
LƯU Ý Ứng động của cây trinh nữ khi va cham.
|
STUDY TIP Cơ chế ứng động sinh trưởng của sự quấn vòng ở các loài dây leo: Vận động quấn vòng do sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo, các tua cuốn. Các tua cuốn tạo các vòng giống nhau để di chuyển liên tục xoay quanh trục của nó. Thời gian quấn vòng tùy thuộc theo loại cây. Hoocmon giberelin kích thích vận động này cả ngày lẫn đêm. |
B – CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
I – CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
1. Khái niệm cảm ứng động vật |
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
+ Tác nhân kích thích: Những thay đổi của môi trường gây được phản ứng ở sinh vật.
+ Cảm ứng: Là nhận biết kích thích và phản ứng với kích thích
+ Tính cảm ứng: Khả năng nhận biết kích thích để phản ứng với kích thích đó.
+ Phản xạ: Một dạng điển hình của cảm ứng.
- Phản xạ thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm các bộ phận:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm).
+ Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác).
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (thần kinh trung ương).
+ Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến,...).
+ Đường dẫn truyền ra (đường vận động).
Hình 3.26. Cung phản xạ
- Hình thức, mức độ, tính chính xác của cảm ứng ở các loài động vật khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổ chức thần kinh của chúng.
STUDY TIP Các tế bào và các cơ quan trong cơ thể đều có khả năng cảm ứng, nghĩa là phản ứng lại khi bị kích thích nhưng không phải tất cả các phản ứng của chúng đều là phản xạ. Ví dụ phản ứng co của một bắp cơ tách rời khi bị kích thích không được coi là phản xạ. |
2. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh |
- Động vật đơn bào chưa có tổ chức thần kinh có khả năng nhận biết và trả lời kích thích.
Ví dụ: Trùng đế giày Paramecium bơi tới chỗ có ôxi, trùng biến hình amip thu chân giả để tránh ánh sáng chói.
3. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh |
So sánh cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và chuỗi hạch:
Hệ thần kinh |
Dạng lưới |
Dạng chuỗi hạch |
Đối tượng |
Động vật đối xứng toả tròn: Ngành ruột khoang. |
Động vật đối xứng hai bên: Ngành giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp. |
Đặc điểm cấu tạo |
Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh từ đó tạo thành mạng lưới. |
|
Đặc điểm phản ứng |
Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng, thiếu chính xác. |
Phản ứng mang tính chất định khu (tại vùng bị kích thích), chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. |
LƯU Ý
|
Chú ý: Ưu điểm hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
- Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh ở động vật tăng
- Do tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp tăng cường
- Do mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống |
a. Cấu trúc
- Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Hệ thần kinh được bảo vệ bởi khung xương và hộp sọ.
- Hệ thần kinh dạng ống được cấu tạo từ hai phần rõ rệt: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.
Hệ thần kinh trung ương:
- Trong quá trình tiến hoá của hệ thần kinh ở động vật, một số rất lớn các té bào thần kinh tập trung lại thành một ống nằm ở phía lưng của con vật để tạo thành hệ thần kinh trung ương
- Hệ thần kinh trung ương ở động vật có hệ thần kinh dạng ống phân hoá thành hai bộ phận não bộ và tủy sống
- Não bộ nằm trong hộp sọ. Trong quá trình tiến hoá của động vật có hệ thần kinh dạng ống, não bộ dần hoàn thiện và chia thành các phần: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não. Mỗi phần đảm nhận các chức năng khác nhau. Bán cầu đại não ngày càng phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động của cơ thể
- Tủy sống nằm trong xương sống
- Hệ thần kinh trung ương có chức năng tiếp nhận, xử lí các thông tin và đưa ra các đáp ứng của cơ thể với những kích thích của môi trường.
b. Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống
- Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ.
- Các phản xạ ở hệ thần kinh dạng ống có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất phức tạp.
- Các phản xạ đơn giản: Phản xạ không điều kiện và do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia.
- Các phản xạ phức tạp: Phản xạ có điều kiện và do một số lớn tế bào tham gia, đặc biệt là sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não.
So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:
Đặc điểm |
Phản xạ không điều kiện |
Phản xạ có điều kiện |
Tính chất bẩm sinh |
Có tính chất bẩm sinh, di truyền được. |
Phản xạ này không di truyền. Được học được trong quá trình sống |
Tính chất loài |
Có tính chất loài vĩnh viễn. |
Có tính chất cá thể, bị mất đi nếu không được củng cố. |
Trung tâm phản xạ |
Là hoạt động dưới vỏ não. |
Là hoạt động của vỏ bán cầu đại não. |
Tác nhân kích thích và bộ phận kích thích |
Tuỳ thuộc tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ. |
Không phụ thuộc tính chất tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ phụ thuộc điều kiện xây dựng phản xạ. |
LƯU Ý Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng —> giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường |
STUDY TIP
|
II – ĐIỆN THẾ NGHỈ
Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm so với phía ngoài màng tế bào tích điện dương. Ví dụ: Điện thế nghỉ ở tế bào cơ đang dãn nghỉ, ở tế bào thần kinh khi không bị kích thích.
Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là -70mV, của tế bào nón trong mắt ong mật là -50mV.
Cơ chế hình thành điện thế nghỉ:
Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do 3 yếu tố sau:
- Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào.
- Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion.
- Bơm Na - K.
Sự phân bố ion, sự di chuyển của ion và tính thấm của màng tế bào đối với ion
- Bên trong tế bào ion kali có nồng độ cao hơn, ion Natri có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài nên tính thấm của ion K+ tăng, cổng K+ mở.
Ion Kali sẽ di chuyển từ trong ra ngoài và nằm sát mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài tích điện dương so với mặt trong tích điện âm.
Ion |
Nồng độ trong tế bào (mM) |
Nồng độ ở dịch ngoại bào (mM) |
K+ |
150 |
5 |
Na+ |
15 |
150 |
Vai trò của bơm Na-K
Bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có ở trên màng tế bào.
- Bơm này có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài vào phía bên trong màng tế bào làm cho trì nồng độ K+ bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài, từ đó duy trì được điện thế nghỉ.
- Hoạt động của bơm tiêu tốn năng lượng.
- Bơm này còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động.
- Bơm chuyển Na+ từ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào.
LƯU Ý K+ đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ vì K+ mang điện tích dương đi từ trong ra ngoài màng (do nồng độ K+ bên trong cao hơn và do cổng K+ mờ) và nằm lại sát mặt ngoài màng tế bào và làm cho mặt ngoài của màng tế bào mang điện dương so với mặt trong mang điện âm. Bơm Na-K có chức năng vận chuyển K+ từ ngoài tế bào trả vào trong giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài |
III – ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
IV. TRUYỀN TIN QUA XINAP
V. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Tổng ôn Lý thuyết nâng cao Chương II Cảm ứng Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !