YOMEDIA

Lý thuyết ôn tập chủ đề Các vấn đề ở khu vực Tây Nam Á, Trung Á và Đông Nam Á Địa lí 11

Tải về
 
NONE

Mời các bạn cùng tham khảo Lý thuyết ôn tập chủ đề Các vấn đề ở khu vực Tây Nam Á, Trung Á và Đông Nam Á Địa lí 11 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập và đánh giá kiến thức cũng như rèn luyện khả năng tư duy làm bài môn Địa lý 12 chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi THPT QG sắp tới.  

ADSENSE
YOMEDIA

CHỦ ĐỀ: CÁC VẤN ĐỀ Ở KHU VỰC TÂY NAM Á, TRUNG Á VÀ ĐÔNG NAM Á

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á.

1. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

Đặc điểm

Tây Nam Á

Trung Á

Diện tích

Khoảng 7 triệu km2

5,6 triệu km2

Số quốc gia

20 nước

Gồm Mông Cổ và 5 nước thuộc Liên bang Xô viết cũ.

Vị trí địa lí

Nằm ở Tây Nam châu Á, giáp châu Âu, Phi, Ấn Độ Dương, biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, Caxpi, khu vực Trung Á, Nam Á -> ngã 3 đường, nối 3 châu lục Á - Âu - Phi

=> Vị trí địa chính trị quan trọng. Một “điểm nóng ”của thế giới.

Nằm ở trung tâm lục địa Á, Âu. Giáp Bắc Á, Đông Á, biển Caxpi, không giáp đại dương.

=> - Giáp nhiều cường quốc:  Nga, Trung Quốc, Ấn Độ nên có vị trí chiến lược quan trọng.

- Khó khăn giao lưu bằng đường biển.

Khí hậu

Nhiệt đới và cận nhiệt đới rất khô, nóng => Khó khăn cho phát triển nông nghiệp.

Cận nhiệt đới và ôn đới lục địa: khô hạn, biên độ nhiệt lớn => Khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Tài nguyên khoáng sản

50% lượng dầu mỏ thế giới.

=> Phát triển: Khai thác dầu, hoá chất, xuất khẩu dầu...

-> Là KV quan trọng về kinh tế của thế giới: cấp 40 % nhu cầu dầu của Hoa Kì và 70% cho Nhật.

Nhiều loại, đặc biệt là dầu mỏ

=> Phát triển công nghiệp.

Dân cư - xã hội

- Dân số: 313 triệu (2005).

- Là cái nôi của nền văn minh cổ đại.

- Phần lớn dân cư theo đạo Hồi

=> Có sự đặc sắc về văn hoá, tôn giáo.

- Dân số: Hơn 80 triệu người.

- Phần lớn dân cư theo đạo Hồi.

- Có con đường tơ lụa đi qua.

=> Được thừa hưởng nhiều giá trị văn hoá của cả phương Đông và phương Tây.

2. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

a. Vai trò cung cấp dầu mỏ

  • Tây Nam Á có sản lượng khai thác dầu lớn nhất TG, trữ lượng dầu mỏ lớn (chiếm 50% TG) => nguồn cung chính cho thế giới.
  • Tây Nam Á và Trung Á là 2 khu vực có sản lượng khai thác lớn hơn nhiều so với lượng dầu tiêu dùng.

=> Trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc. Giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ cho thế giới.

b. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố

* Biểu hiện.

  • Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo: xung đột giữa người A - rập và người Do thái….
  • Hình thành các phong trào li khai, nạn khủng bố diễn ra ở nhiều quốc gia

* Nguyên nhân

  • Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, nguồn nước, tài nguyên, môi trường sống.
  • Do sự khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.
  • Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.

* Hậu quả

  • Gây nên sự mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác
  • Tình trạng đói nghèo ngày càng tăng, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển, môi trường sống bị suy thoái.
  • Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á.

1. Tự nhiên

a. Vị trí địa lí và lãnh thổ

  • Đặc điểm:
    • Nằm ở phía Đông Nam châu Á gồm 11 quốc gia, với diện tích 4,5 triệu km2, bao gồm ĐNA lục địa và ĐNA biển đảo
    • Nằm gần các nền văn minh lớn Trung Quốc, Ấn Độ, tiếp giáp Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, là cầu nối giữa lục địa Âu-Á với Ôxtrâylia.
    • Lãnh thổ là một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển
  • Ý nghĩa:
    • Có vị trí địa – chính trị rất quan trọng, nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn (Trung Quốc, Ấn Độ..).
    • Thuận lợi giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, phát triển tổng hợp kinh tế biển. Nhưng nhiều thiên tai: động đất, núi lửa…nhiều thách thức trong phát triển kinh tế

b. Điều kiện tự nhiên

Yếu tố

Đông Nam Á lục địa

ĐNÁ biển đảo

Địa hình

Đất

Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi hướng Bắc- Nam ở giữa là các đồng bằng phù sa màu mỡ => phát triển NN, nhất là lúa nước

Nhiều đảo và quần đảo, Ít đồng bằng nhưng màu mỡ, nhiều đồi núi, núi lửa

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa

Miền bắc VN, Mi-an-ma có mùa đông lạnh

Nhiệt đới gió mùa

Xích đạo

KSản

Than, sắt, thiếc, dầu khí

Dầu khí, thiếc, than

Sông ngòi

Dày đặc, nhiều sông lớn: S. Hồng, S. Mê Kông...

Ít, ngắn và dốc

c. Đánh giá điều kiện tự nhiên của ĐNÁ

  • Đặc điểm chung:
    • Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ….
    • Khoáng sản phong phú, nhiều chủng loại: than, dầu, thiếc, sắt....
    • Rừng: hệ sinh thái đa dạng với nhiều kiểu rừng: nhiệt đới và xích đạo
    • Biển: rộng lớn, nhiều tiềm năng
  • Thuận lợi và khó khăn:
    • Thuận lợi: phát triển cơ cấu kinh tế đa ngành:
    •  Nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm đa dạng. Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch...). Lâm nghiệp (khai thác, chế biến gỗ)
    • Khó khăn: Nhiều thiên tai, khí hậu, thuỷ văn thất thường... gây mất ổn định trong sản xuất và sinh hoạt. Một số tài nguyên đang bị suy thoái và cạn kiệt.

2. Dân cư và xã hội

{-- Nội dung phần 2: Dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á của tài liệu Lý thuyết ôn tập chủ đề Các vấn đề ở khu vực Tây Nam Á, Trung Á và Đông Nam Á Địa lí 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

1. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN

a. Sự ra đời và phát triển

  • Thành lập: 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan)
  • Lúc đầu 5 thành viên: Thái Lan, Xingapo, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia và Phi-lip-pin
  • Số lượng các nước thành viên tăng theo thời gian
    • 1984: Bru-nây
    • 1995: Việt Nam
    • 1997: Mi-an-ma và Lào
    • 1999: Cam-pu-chia
  • Hiện nay: 10 thành viên.

b. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN

* Các mục tiêu chính của ASEAN

  • Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên
  • Xây dựng ĐNA thành 1 khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển
  • Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các khu vực khác

=> Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát  triển

* Cơ chế hợp tác:

  • Nội dung:
  • Thông qua các diễn đàn, hiệp ước, tổ chức các hội nghị.
  • Thông qua các dự án, chương trình phát triển
  • Xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”
  • Thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao của khu vực
  • Mục đích: Đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN.

2. Thành tựu của ASEAN

  • Số lượng thành viên tăng: 10/11 nước
  • Tốc độ tăng trưởng khá cao, cán cân xuất nhập khẩu dương, đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng phát triển
  • Tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển  kinh tế, xã hội
  • Phát triển  thể thao, văn hoá, du lịch……

3. Thách thức của ASEAN

  • Trình độ phát  triển  kinh tế  không đều
  • Tình trạng đói nghèo
  • Sự khác biệt về thể chế chính trị, phong tục tập quán, tình  trạng đô thị hoá tự phát, mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, ô nhiễm môi trường, sử dụng và bảo vệ TNTN ………..

4. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN

  • Tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ
  • Có nhiều sáng kiến đóng góp để củng cố, nâng cao vị thế của ASEAN.
  • Giao lưu kinh tế với các nước trong khối ngày càng tăng (buôn bán chiếm 30% giao dịch thương mại).
  • Có nhiều cơ hội và thách thức cần phải vượt qua
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Lý thuyết ôn tập chủ đề Các vấn đề ở khu vực Tây Nam Á, Trung Á và Đông Nam Á Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF