YOMEDIA

Lý thuyết khái quát về kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biếu đồ Địa lý 11

Tải về
 
NONE

Lý thuyết khái quát về kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biếu đồ Địa lý 11 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn bao gồm lý thuyết của kỹ năng như: vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, xử lí số liệu,...nằm trong chương trình Địa lý 11 sẽ giúp các em có thể làm tốt các bài tập liên quan đến biểu đồ trong kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

LÝ THUYẾT KHÁI QUÁT VỀ KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ 11

I. Khái quát: Các bài thực hành kĩ năng địa lí trong các đề thi thường tập trung ở các dạng sau đây:

  • Vẽ biểu đồ:hình cột, hình tròn, đường biểu diễn, kết hợp,miền.
  • Phân tích bảng số liệu thống kê.

1. Vẽ biểu đồ

  • Biểu đồ: Là một hình vẽ cho phép mô tả động thái phát triển của một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng  hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể.
  • Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng.
  • Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kĩ đề bài tìm hiểu mục đích, yêu cầu định thể hiện trên biểu đồ. Sau đó, căn cứ vào mục đích, yêu cầu đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.
  • Lưu ý: Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, củng phải đảm bảo được 3 yêu cầu:
    • Khoa học (chính xác).
    • Trực quan (rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu).
    • Thẩm mĩ (đẹp).
  • Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ, khi vẽ biểu đồ người ta thường dùng kí hiệu để phân biệt các đối tượng trên bản đồ. Cần chú ý là trong khi làm bài, học sinh không được sử dụng bút màu để tô lên biểu đồ vì như vậy bị coi là đánh dấu bài. Các kí hiệu trong làm bài thi thường được biểu thị bằng các cách:
    • Gạch nền (gạch dọc, ngang, chéo…)
    • Dùng các ước hiệu toán học (dấu cộng, trừ, nhân, chia…)

2. Phân tích bảng số liệu thống kê

Phân tích bảng số liệu thống kê: Là dựa vào một hoặc nhiều bảng thống kê để rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết và giải thích nguyên  nhân.

  • Khi phân tích bảng số liệu thống kê cần chú ý:
    • Đọc kĩ đề thi để thấy được yêu cầu và phạm vi cần phân tích.
    • Cần tìm ra tính quy luật hay mối liên hệ nào đó giữa các số liệu.
    • Không được bỏ sót các dữ liệu. Nếu bỏ sót các số liệu sẽ dẫn đến việc phân tích thiếu chính xác hoặc có những sai sót.
    • Cần bắt đầu bằng việc phân tích các số liệu có tầm khái quát cao (số liệu mang tính tổng thể), sau đó phân tích các số liệu thành phần.
    • Tìm những giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình. Đặc biệt chú ý tới những số liệu mang tính đột biến (tăng hoặc giảm).
    • Có thể phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối để dễ dàng so sánh, phân tích, tổng hợp.
    • Tìm mối liên hệ giữa các số liệu theo cả hàng ngang và hàng dọc.
  • Việc phân tích bảng số liệu thống kê thường gồm hai phần:
    • Nhận xét về các diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu.
    • Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đó. Thường phải dựa vào những kiến thức đã học để giải thích.

II. Dựa vào đâu để chọn biểu đồ hợp lí

  • Dựa vào mục đích, yêu cầu của đề bài.  
  • Dựa vào kinh nghiệm làm bài.

HƯỚNG DẪN CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ

PHẦN I: NHẬN BIẾT SỐ LIỆU ĐỂ XÁC ĐỊNH BIỂU ĐỒ CẦN VẼ

Cơ cấu, tỉ lệ %

trong tổng số

1-2 mốc năm (nhiều thànphần)

Biểu đồ Tròn

3 mốc năm trở lên (ít thành phần)

Biểu đồ Miền

 → Biểu đồ Tròn: Mô tả cơ cấu các thphần trong một tổng thể

 →  Biểu đồ miền: Vừa Mô tả cơ cấu các thphần trong một tổng thể; vừa mô tả động thái PT của hiện tượng.

 

Tình hình phát triển

Biểu đồ Đường

Biểu đồ Cột

Tốc độ tăng trưởng

 →  Mô tả động thái PT của hiện tượng.           →  So sánh mối tương quan về độ lớn giữa các hiện tượng

 

 

 

 

PHẦN II: NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU

{-- Nội dung phần II: Nhận xét biểu đồ và bảng số liệu của tài liệu Lý thuyết khái quát về kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biếu đồ Địa lý 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

PHẦN III: CÁCH VẼ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ

{-- Nội dung phần III: Cách vẽ các dạng biểu đồ của tài liệu Lý thuyết khái quát về kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biếu đồ Địa lý 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

PHẦN IV: MỘT SỐ PHÉP TÍNH THƯỜNG GẶP KHI VẼ BIỂU ĐỒ

 

 

Đơn vị

Công thức

1

Mật độ

Dân cư

Người/ km2

Mật độ =

Số dân

Diện tích

 

 

2

Sản lượng

Tấn, nghìn tấn hoặc triệu tấn

Sản lượng = Năng suất x Diện tích

 

3

Năng suất

Kg/ ha, tạ/ ha hoặc tấn/ ha

Năng suất=

Sản lượng

Diện tích

 

 

4

Bình quân

thu nhập

USD/ người

BQ thu nhập =

Tổng thu nhập

Số người

 

 

5

Từ % tính giá trị

tuyệt đối

Theo số liệu gốc

Lấy tổng thể x số %

6

Tính %

%

Lấy từng phần

x 100

Tổng thể 

 

 

7

Lấy năm gốc 100% tính các năm kế tiếp

%

Số thực của năm sau x 100 rồi chia số thực của năm gốc

(Năm gốc là năm đầu trong bảng thống kê)

8

Gia tăng dân số

Triệu người

D8= D7+(D7. Tg%)

(D8 là DS năm 2008; D7 là DS năm 2007)

 

Những điều lưu ý khi học sinh thực hiện kỹ năng vẽ biểu đồ

  • Nếu đề thi ghi rõ yêu cầu vẽ cái gì thì chỉ cần đọc kỹ, gạch dưới để tránh lạc đề và thực hiện theo đúng yêu cầu
  • Nếu đề không ghi rõ yêu cầu cụ thể là vẽ gì mà là vẽ dạng thích hợp nhất thì học sinh phải phân tích đề thật kỹ trước khi thực hiện – Đây là dạng đề khó học sinh phải biết phân tích để nhận dạng thích hợp.
  • Để nhận dạng học sinh cần đọc thật kỹ đề và dựa vào một số cụm từ gợi ý & một số yếu tố cơ bản  từ đề bài để xác định mình cần phải vẽ dạng nào cho thích hợp.     

Ví dụ: 

  • 1: Khi đề bài có cụm từ cơ cấu  hoặc nhiều thành phần của một tổng thể .Thì vẽ biểu đồ tròn (Nếu chỉ 1 hoặc 2 mốc thời gian). Biểu đồ miền (Nếu đề cho ít nhất 3 mốc thời gian).                 
  • 2: Khi đề bài có cụm từ  Tốc độ phát triển , Tốc độ tăng trưởng Dùng đường biểu diễn (Đồ thị) để vẽ. 
  • 3: Khi đề bài có cụm từ : Tình hình, so sánh, sản  lượng, số lượng Thường dùng biểu đồ cột  
  • 4: Khi đề bài cho nhiều đối tượng, nhiều đơn vị khác nhau  hãy nghỉ đến.
  • Việc xử lý số liệu  để quy về cùng một đơn vị (%) để vẽ Hoặc phải  dùng đến các dạng biểu đồ kết hợp. 
  • 5: Khi đề bài có cụm từ Tốc độ phát triển, Tốc độ tăng trưởng lại có nhiều đối tượng, nhiều năm, cùng  đơn vị  thì hãy nghỉ đến lấy năm đầu là 100 % rồi xử lý số liệu trước khi vẽ.  

GỢI Ý NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ:

{-- Nội dung phần Gợi ý nhận xét biểu đồ của tài liệu Lý thuyết khái quát về kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biếu đồ Địa lý 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Lý thuyết khái quát về kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biếu đồ Địa lý 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt ! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF