YOMEDIA

Lý thuyết Cảm ứng ở thực vật - Sinh học 11

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu Lý thuyết Cảm ứng ở thực vật - Sinh học 11 nằm trong phần Ôn tập chương do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

CẢM ỨNG THỰC VẬT

I. Cảm ứng thực vật

  • Cảm ứng thực vật là phản ứng vận động của các cơ quan thục vật đối với kích thích
  • Đặc điểm: phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng
  • Có 2 hình thức cảm úng hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận dộng cảm ứng)

II. Hướng động

1. Khái niệm hướng động

  • Hướng động là vận động sinh trưởng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
  • 2 kiểu hướng động:
    • Hướng động dương: Sinh trưởng hướng về nguồn kích thích.
    • Hướng động âm: Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích.

2. Các kiểu hướng động

Tùy thuộc vào tác nhân kích thích từ một hướng, hướng động chia thành: hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hóa, hướng nước, hướng tiếp xúc…

2.1. Hướng sáng

  • Chồi cây hướng sáng dương. Rễ cây hướng sáng âm.
  • Cơ chế:
    • Ở chồi cây, phía tối nồng độ auxin cao hơn nên đã kích thích các tế bào sinh trưởng dài ra nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía kích thích.
    • Rễ cây mẫn cảm với auxin hơn thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao hơn gây ức chế sự sinh trưởng kéo dài tế bào làm cho rễ uốn cong xuống đất.

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Cam%20ung/Cam%20ung%20thuc%20vat%201.png

2.2. Hướng trọng lực

  • Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm.

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Cam%20ung/Cam%20ung%20thuc%20vat%203.png

2.3. Hướng hoá

  • Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học.
  • Tác nhân kích thích gây hướng hóa: Các chất hoá học axit, kiềm, muối khoáng,…
  • Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến cây gọng vó,…
  • Hướng hoá dương: Đối với các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Hướng hoá âm: Đối với các chất độc cho cây.

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Cam%20ung/Cam%20ung%20thuc%20vat%204.png

2.4. Hướng nước

  • Tác nhân kích thích: Nước hoặc hơi nước.
  • Rễ cây hướng nước dương.

2.5. Hướng tiếp xúc

  • Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.
  • Do phía kích thích (tiếp xúc) nồng độ auxin thấp, tế bào sinh trưởng kéo dài chậm vì vậy cây uốn cong theo cọc rào.

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Cam%20ung/Cam%20ung%20thuc%20vat%205.png

3. Vai trò hướng động trong đời sống thực vật

  • Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển

III. ỨNG ĐỘNG

1. Khái niệm ứng động

  • Ứng động vận động  phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng.
  • Tùy theo vận động có gây ra sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
  • Các loại ứng động: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động, ứng động tổn thương…
  • Vai trò: Ứng động giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đề tồn tại và phát triển.

2. Các kiểu ứng động

2.1. Ứng động sinh trưởng

  • Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ…).

ứng động nở hoa

  • Một số ví dụ về ứng động sinh trưởng:
    • Ứng động nở hoa: hoa Bồ công anh nở buổi sáng và đóng lại vào buổi tối.
    • Ứng động của lá: lá me, cỏ ba lá khép lại khi chiều tối.

2.2. Ứng động không sinh trưởng

  • Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào thực vật.
  • Cơ sở tế bào học: Do sự biến đổi hàm lượng nước trong các tế bào chuyên hóa (khí khổng) và cấu trúc chuyên hóa (chỗ phình) hoặc do sự lan truyền kích thích cơp học hay hóa học gây nên.
  • Ví dụ:

  • Ứng động sức trương: Lá cây hoa trinh nữ cụp lại do thay đổi sự trương nước của tế bào.
  • Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động: vận động bắt mồi của cây gọng vó.

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Cam%20ung/anh-dong-ghi-can-canh-cay-an-thit-giet-moi-Hinh-3.gif

Cây bắt mồi

Trên đây là Lý thuyết ôn tập chương - Sinh học 11 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF