YOMEDIA

Lý thuyết Cảm ứng ở động vật - Sinh học 11

Tải về
 
NONE

Lý thuyết Cảm ứng ở động vật - Sinh học 11 nằm trong phần Ôn tập chương do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

1. Khái niệm về cảm ứng ở động vật

  • Cảm ứng ở động vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • VD: Trời rét, mèo xù lông
  • Phân biệt đặc điểm cảm ứng:
  • Thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng
  • Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng
  • Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Cam%20ung/Camungdongvat%201%20-%20Copy%201.png

  • Một cung phản xạ gồm:
    • Thụ quan tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)
    • Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác)
    • Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin (thần kinh trung ương)
    • Đường dẫn truyền ra (đường vận động)
    • Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến,..)
  • Hình thức, mức độ chính xác của cảm ứng phụ thuộc vào mức độ tổ chức thần kinh của chúng.
  • Có 2 loại phản xạ: phản xạ không điều kiện (số lượng hạn chế) và phản xạ có điều kiện (số lượng ngày càng nhiều trong quá trin

2. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh

2.1. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh dạng lưới

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Cam%20ung/Camungdongvat%20%203.png

  • Có ở nhóm động vật: đối xứng toả tròn (ruột khoang)
  • Cấu tạo hệ thần kinh: các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể thành dạng lưới.
  • Hình thức trả lời kích thích: co rút toàn thân 

2.2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

 Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Cam%20ung/Camungdongvat%20%204.png

  • Đối tượng: động vật có cơ thể dạng đối xứng hai bên (giun dẹp, giun tròn, chân khớp,…)
  • Cấu tạo hệ thần kinh: Các dây thần kinh tập trung theo chiều ngang và tập trung theo chiều dọc tạo nên các hạch thần kinh dạng bậc thang, dạng chuỗi hạch và dạng chuỗi hạch có hạch não.
  • Hình thức trả lời kích thích: Mỗi hạch chỉ đạo một phần cơ thể (chủ yếu là phản xạ không điều kiện). 

2.3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

2.3.1. Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống

  • Gặp ở động vật có xương sống: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
  • Hệ thần kinh dạng ống được phân hoá thành não, tuỷ sống, các dây thần kinh và hạch thần kinh. Não và tuỷ sống thuộc bộ phận thần kinh trung ương được bảo vệ trong hộp sọ và ống xương sống.
  • Căn cứ vào chức năng của hệ thần kinh có thể phân hệ thần kinh thành hệ thần kinh vận động (hệ thần kinh cơ xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng.

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Cam%20ung/Camungdongvat%20%205.png

2.3.2.  Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

  • Hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, giúp động vật thích nghi với môi trường.
  • Động vật có hệ thần kinh cấu tạo càng phức tạp thì số lượng các phản xạ càng  nhiều và phản ứng càng chính xác, tiêu phí càng ít năng lượng, cách thức phản ứng càng đa dạng, phong phú, với số lượng nơron tham gia vào cung phản xạ càng nhiều.
  • Hai loại phản xạ:
    • Phản xạ không điều kiện: thực hiện do cung phản xạ, bởi một số lượng ít tế bào do tủy sống điều khiển.
    • Phản xạ có điều kiện: phản xạ có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh và não đặc biệt là vỏ bán cầu đại não.

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Cam%20ung/Camungdongvat%20%206.png

  • Các phản xạ cơ thể xảy ra là do sự thay đổi điện thế của tế bào. Có 2 dạng đêịn thế là:
  • Điện thế nghỉ:
    • Được đo khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi (tế bào không bị kích thích)
    • Cơ chế hình thành: là do sự chênh lệch nồng độ Na+, K+ hai bên màng; tính thấm của màng đối với ion K+ (cổng Kali mở để kali đi từ trong ra ngoài); lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu; hoạt động cưa bơm Na-K duy trì sự khác nhau đó.

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Cam%20ung/Camungdongvat%20%209.png

  • Điện thế hoạt động                  
    • Khi tế bào bị kích thích, trong tế bào xuất hiện điện thế hoạt động.
    • Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ, từ phân cức sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Cam%20ung/Camungdongvat%20%2010.png

 

3. Các phản xạ của cơ thể hình thành nên tập tính:

  •  Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

3.1. Phân loại tập tính

  • Có 2 loại tập tính: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

3.1.1 Tập tính bẩm sinh

  • Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
  • Ví dụ: Nhện chăng tơ đã thực hiện nhiều động tác nối tiếp nhau.

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Cam%20ung/Camungdongvat%20%2018.png

3.1.2. Tập tính học được

  • Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
  • Ngoài ra, nhiều tập tính của động vật có cả nguồn gốc bẩm sinh và học được. Ví dụ: tập tính bắt chuột ở mèo.
  • Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
    • Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi.
    • Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi..
    • Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ.

3.3. Một số hình thức học tập ở động vật

  • Quen nhờn: động vật không trả lời những kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần nếu kích thích đó không kèm theo điều kiện gì.
  • In vết: hiện tượng con non mới sinh đi theo những vật đầu tiên mà chúng nhìn thấy, thường là con bố mẹ.
  • Điều kiện hóa:gồm điều kiện hóa hành động, điều kiện hóa đáp ứng.
    • Điều kiện hóa đáp ứng: do sự hình thành các mối liên kết mới giữa các trung tâm hoạt động trong trung ương thần kinh dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời

Trên đây là Lý thuyết ôn tập chương - Sinh học 11 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON