Nhằm giúp các em ôn tập các kiến thức như: cấu tạo hệ hô hấp, cấu tạo hệ tuần hoàn, vận chuyển máu trong cơ thê, nguyên tắc truyền máu, các nhóm máu,.. HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Luyện tập chuyên đề hô hấp ở động vật Sinh học 11 năm 2020. Mời các em tham khảo tại đây!
CHUYÊN ĐỀ: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
I. Kiến thức cơ bản
1. Hô hấp là gì?
- Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
- Hô hấp bao gồm các quá trình hô hấp ngoài và hô hấp trong, vận chuyển khí.
- Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí với môi trường bên ngoài thông qua bề mặt trao đổi khí (phổi, mang, da) giữa cơ thể và môi trường → cung cấp oxi cho hô hấp tế bào, thải CO2 từ hô hấp trong ra ngoài.
- Hô hấp trong là quá trình trao đổi khí giữa tế bào và máu, tế bào nhận O2 và thải ra khí CO2 để thực hiện các quá trình trao đổi khí trong tế bào.
- Nguyên tắc của quá trình hô hấp: Khuyếch tán khí từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
2. Bề mặt trao đổi khí:
- Bề mặt trao đổi khí là nơi thực hiện quá trình trao đổi khí (nhận O2 và giải phóng CO2) giữa cơ thể với môi trường.
- Các bề mặt trao đổi khí ở động vật gồm có: bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi.
- Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
+ Bề mặt trao đổi khí rộng, diện tích lớn.
+ Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng.
+ Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng.
---------------Còn tiếp-------------
II. Luyện tập
Nhận biết:
Câu 1: Khi cá thở vào diễn biến nào dưới đây đúng?
A. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở.
B. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.
C. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.
D. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.
Câu 2: Khi cá thở ra, diễn biến nào dưới đây đúng?
A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.
B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.
C. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.
D. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang đóng.
Câu 3: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?
A. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào khoang miệng.
B. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng.
C. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng.
D. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào khoang miệng.
Câu 4: Khi cá thở ra diễn biến nào dưới đây đúng?
A. Thể tích khoang miệng tăng, áp suất trong khoang miệng giảm, nước từ khoang miệng đi qua mang.
B. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước từ khoang miệng đi qua mang.
C. Thể tích khoang miệng tăng, áp suất trong khoang miệng tăng, nước từ khoang miệng đi qua mang.
D. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng, nước từ khoang miệng đi qua mang.
Câu 5: Phần lớn quá trình trao đổi khí ở lưỡng cư được thực hiện qua:
A. da. B. phổi. C. ống khí. D. mang.
Câu 6: Ở sâu bọ, sự trao đổi khí diễn ra ở:
A. mang. B. phổi.
C. hệ thống ống khí. D. màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể
Câu 7: Đối với các động vật đơn bào và một số động vật đa bào bậc thấp như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, giun đốt, sự trao đổi khí diễn ra ở:
A. mang.
B. màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể.
C. hệ thống ống khí.
D. phổi.
Câu 8: Hô hấp là:
A. Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để khử các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài.
B. Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy CO2 từ môi trường ngoài vào để khử các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải O2 ra bên ngoài.
C. Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy CO2 từ môi trường ngoài vào để ôxy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải O2 ra bên ngoài.
D. Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để ôxy hoá các chất trong tế bào và tích luỹ năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài.
Câu 9: Hô hấp ngoài là:
A. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở mang.
B. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở bề mặt toàn cơ thể.
C. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở phổi.
D. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang…
Câu 10: Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào?
A. Hô hấp bằng phổi. B. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
C. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. D. Hô hấp bằng mang.
Câu 11: Động vật nào sau đây vừa hô hấp bằng phổi vừa hô hấp qua da?
A. Ếch. B. Chim. C. Cá. D. Giun đất.
{-- Nội dung đầy đủ của tài liệu Luyện tập chuyên đề hô hấp ở động vật Sinh học 11 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Luyện tập chuyên đề hô hấp ở động vật Sinh học 11 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Hướng dẫn giải chi tiết 31 Câu hỏi tự luận ôn tập phần hô hấp ở động vật và tuần hoàn máu Sinh học 11
- 30 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Hệ tuần hoàn Sinh học 11 có đáp án
Chúc các em học tập tốt !