YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm học 2018-2019

Tải về
 
NONE

HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm học 2018-2019. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu quan trọng, giúp các em rèn luyện được kĩ năng giải bài tập , chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. 

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019

MÔN HOÁ HỌC LỚP 10

A. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. Chương I: Nguyên tử

1. Thành phần nguyên tử: nguyên tử gồm lớp vỏ electron mang điện tích âm và hạt nhân mang điện tích dương

a. Lớp vỏ: Bao gồm các electron mang điện tích âm.

            - Điện tích: qe = -1,602.10-19C = 1-

            - Khối lượng: me = 9,1095.10-31 kg

b. Hạt nhân: Bao gồm các proton và các nơtron                                    

-. Proton

- Điện tích: qp = +1,602.10-19C = 1+

        - Khối lượng: mp = 1,6726.10-27 kg » 1u (đvC)

-. Nơtron

            - Điện tích: qn = 0

            - Khối lượng: mn = 1,6748.10-27 kg » 1u

Kết luận:

  • Hạt nhân mang điện dương, còn lớp vỏ mang điện âm
  • Tổng số proton = tổng số electron trong nguyên tử (p=e)
  • Khối lượng của electron rất nhỏ so với proton và nơtron

2. Điện tích và số khối hạt nhân

a. Điện tích hạt nhân.

            Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron (Z = p = e)

Thí dụ: Nguyên tử có 17 electron thì điện tích hạt nhân là 17+

b. Số khối hạt nhân

                                                                        A = Z + N

c. Nguyên tố hóa học

- Là tập hợp các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân.

- Số hiệu nguyên tử (Z):          Z = P = e

- Kí hiệu nguyên tử:

                  Trong đó A là số khối nguyên tử, Z là số hiệu nguyên tử.

3. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình

a. Đồng vị: Là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron (khác nhau số khối A).

b. Nguyên tử khối trung bình 

4. Cấu hình electron trong nguyên tử

a. Mức năng lượng   Trật tự mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s ....

b. Cấu hình electron

Cách viết cấu hình electron trong nguyên tử:

+ Xác định số electron

+ Sắp xếp các electron vào phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng

+ Viết electron theo thứ tự các lớp và phân lớp.

II. Chươg 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: theo 3 nguyên tắc

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm ô nguyên tố, chu kì và nhóm nguyên tố

3. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron, bán kính nguyên tử, độ âm điện , tính kim loại , tính phi kim, tính axit- bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng, hóa trị cao nhất với oxi, hóa trị trong hợp chất khí với hiđro theo chu kì và theo nhóm A.

- Lưu ý: Hóa trị cao nhất với oxi (m) = số nhóm A

   Hóa trị trong hợp chất với H (n): m + n = 8

4. Ý nghĩa bảng tuần hoàn:

* Lưu ý: số nhóm = số electron hóa trị

+ Với các nguyên tố nhóm A thì: số electron hóa trị  =  số electron lớp ngoài cùng

+ Với các  nguyên tố nhóm B thì số electron hóa trị = số e lớp ngoài cùng + số e phân lớp sát trong nếu phân lớp đó chưa bão hòa ( nếu số e hóa trị bằng 8,9,10 thì đều được xếp vào nhốm VIIIB).

- Khi biết vị trí của nguyên tố trong BTH ta có thể suy ra tính chất cơ bản của chúng và so sánh tính chất của nó với các nguyên tố lân cận.

III. Chương 3. Liên kết hóa học

1. Khái niệm về liên kết hoá học – Qui tắc bát tử:

      Liên kết hoá học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.

- Qui tắc bát tử: nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình electron bền vững của các khí hiếm với 8 electron (hoặc 2 elctrron đối với heli) ở lớp ngoài cùng.

      2. Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị không phân cực, liên kết cộng hoá trị có phân cực

3. Hoá trị và số oxi hoá:

  • Hoá trị nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hoá trị. Trị số điện hoá trị bằng của một nguyên tố bằng số electron mà nguyên tử của nguyên tố nhường hoặc thu để tạo thành ion.
  • Hoá trị nguyên tố trong hợp chất cọng hoá trị được gọi là cộng hoá trị. Cộng hoá trị của một nguyên tố bằng số liên kết mà nguyên tử nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử.

- Cách xác định số oxi hoá: có 4 qui tắc (xem sgk lớp 10)

IV. Chương 4 : Phản ứng oxi hóa khử.

1. Phản ứng oxi hóa khử : là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

- Để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử tiến hành theo 4 bước như trong SGK.

2. Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy có thể là phản ứng oxi hóa khử hoặc không phải. Phản ứng thế luôn là phản ứng oxi hóa khử còn phản ứng trao đổi thì không phải là phản ứng oxi hóa khử.

B. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO

I- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Chương I

Câu 1: Các hạt cơ bản cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:

         A.  Hạt proton, notron                                        B.  Hạt nơtron , electron        

         C.  Hạt electron  , proton                                    D.  Hạt electron, proton và nơtron

Câu 2: Hạt nhân được cấu tạo bởi hầu hết các hạt

         A.  proton và nơtron                                           B. nơtron và electron 

         C.  electron và proton                                         D.  proton

Câu 3: Nguyên tố hóa học là:

         A.  Những nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân         B.  Những nguyên tử có cùng số khối.

         C.  Những nguyên tử có cùng khối lượng                     D.  Những nguyên tử có cùng số hạt nơtron

Câu 4: Số proton, số nơtron và số khối của lần lượt là

         A.  8; 8 và 17.                 B.  17; 8 và 9.              C.  17; 9 và 8.                         D.  8; 9 và 17.

Câu 5: Nguyên tử X có Z=17.  Số electron lớp ngoài cùng là bao nhiêu ?

            A.  5                            B.  7                            C.  6                            D. 8

Câu 6: Lưu huỳnh có ký hiệu nguyên tử  cấu hình electron lớp ngoài cùng là

            A.  2s22p4                    B 2s22p5                      C.  3s23p4                    D. 3s23p5

Câu 7: Nguyên tử X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p5.  Vậy X có số hiệu là. . . . 

            A 15                            B.  16                          C.  17                          D.  18

Câu 8: Nguyên tử có bao nhiêu electron ở phân lớp p?

            A 4                              B.  5                            C.  6                            D.  7

Câu 9:  Cho các cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:

           X.  1s22s22p63s23p1                                          Y.  1s22s22p63s23p63d54s2 

           Z.  1s22s22p63s23p6                                             T.  1s22s22p63s1

    Các nguyên tố kim loại là:

           A.  X,Y,Z,T                    B.     X, Z                  C.     X, Y, T                     D.  Y, Z, T

Câu 10: Có bao nhiêu  electron tối đa ở lớp thứ 4 (lớp N) ?

        A. 4                               B.                                       16                                       C.         8          D.  32

Câu 11: Nguyên tử  của một số nguyên tố có cấu hình electron như sau:(X)1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2;(Y)1s2 2s2 2p1;(Z)1s2 2s2 2p6 3s2 3p2;(T)1s2 2s2 2p6 3s2. Nguyên tử nào thuộc  nguyên tố s ?

        A.  Y,Z                          B.                                       X;T                                    C. X,Y D. Z,T

Câu 12: Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron nguyên tử nào sau đây không đúng?

        A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6                                                                        B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 4s2     

           C. 1s2 2s2 2p6 3s2                                                             D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1

Câu 13: Trong dãy kí hiệu các nguyên tử sau, dãy nào chỉ cùng một nguyên tố hóa học:

A.    146A  ;   157B               B.    168C;    178D;    C.   5626G;    56 27F                     D.  2010H   ;    2211I

Câu 14: Nguyên tử nguyên tố X có 14 electron. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là

            A.  2                            B.  8                            C.  4                            D.  6

Câu 15: Số electron tối đa trong phân lớp f và phân lớp p lần lượt là:  

           A.  10e và 18e.               B.  10e và 14e.                C.  6e và 14e.                  D.  14e và 6e.

Câu 16:  Cấu hình electron của Fe (Z=26) là:

           A.  1s22s22p63s23p63d64s2                           B.  ­1s22s22p63s23p63d6

              C.  1s22s22p63s23p64s23d6                      D.  1s22s22p63s23p63d8

Câu 17: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử Natri là 34, trong hạt nhân số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1.  Số hạt p, n ,e của nguyên tử X lần lượt là:

         A. 11, 12, 12                   B. 11, 12, 11               C. 12, 11, 11               D.  12, 11, 12

Câu 18: Trong nguyên tử của 1 nguyên tố A có tổng số các hạt là 58. Biết số hạt mang điện dương  ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Kí hiệu nguyên tử của A là

            A. 3819K                       B. 3820K                       C. 3920K                       D. 3919K

Câu 19: Nguyên tử khối TB của đồng là 63,54.  Trong tự nhiên, đồng tồn tại 2 loại đồng vị là  và .  Thành phần phần trăm  theo số nguyên tử là

      A.  27%.                          B.  26,7%.                           C.  26,3%.                       D.  73%.

Câu 20: Nguyên tử clo có 2 đồng vị: 35Cl( 75,77%) ; 37Cl (24,23%). Nguyên tử khối trung bình của clo là

            A. 35,00                      B.  35,50                     C.  35,67                     D. 35,45

CHƯƠNG II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ

Câu 21: Các nguyên tố hóa học trong nhóm A có tính chất hóa học giống nhau vì:

A.  Có cùng số lớp electron.          B.  Nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng như nhau.

C.  Có hóa trị như nhau                 D.  Tạo thành các oxit có công thức như nhau.

Câu 22: Cation X3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 2s22p6.  Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là:

A.  Chu kì 3, nhóm VIA, là nguyên tố phi kim    B.  Chu kì 4, nhóm IVB là nguyên tố kim loại

C.  Chu kì 3, nhóm IIIA, là nguyên tố kim loại   D.  Chu kì 4, nhóm IIIB, là nguyên tố kim loại

Câu 23:  Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có bao nhiêu chu kì nhỏ và bao nhiêu chu kì lớn?

            A.  3 và 4        B.  2 và 3         C.  4 và 2        D.  4 và 3

Câu 24: Tính bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến dổi theo chiều nào sau đây:

A.  Vừa tăng vừa giảm  B.  Không thay đổi        C.  Tăng                         D.  Giảm

Câu 25: Bán kính nguyên tử Cl, F, Br, I sắp xếp theo chiều:

A.  Br>I>Cl>F               B.  F>Cl>Br>I               C.  Cl>F>Br>I               D.  I>Br>Cl>F

Câu 26: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p1 và số khối (A) là 27.  Hạt nhân nguyên tử X có

A.  13p,14n                        B.  13n, 14p                C. 14p,13e                   D.  14p; 14n

Câu 27: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn gồm các nhóm nguyên tố nào?

A.  Nguyên tố d             B.  Nguyên tố s              C.  Nguyên tố s và p      D.  Các nguyên tố p

Câu 28: Nguyên tố thuộc chu kỳ 3, nhóm VIIA.  Vậy X có cấu hình electron:

A.  1s22s22p63s23p4.       B.  1s22s22p63s23p5.       C.  1s22s22p63s23p3.       D.  1s22s22p63s23p6.

Câu 29: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc:

A.  Tăng dần độ âm điện                                      B.  Tăng dần bán kính nguyên tử

C.  Tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.         D.  Tăng dần khối lượng

Câu 30: Nguyên tử của nguyên tố nào có khuynh hướng cho 1 electron trong các phản ứng hóa học?

A.  Mg(Z=12)                B.  Cl(Z=17)                  C.  Na(Z=11)                 D.  Al(Z=13)

Câu 31: Sắp xếp các kim loại Na, Mg, Al, K theo quy luật tính kim loại giảm dần:

A.  K,  Na,  Mg,  Al.                                  D.  Na,  K,  Mg,  Al.

B.  Na,  Mg,  Al,  K.                                  C.  Al,  Mg,  Na,  K.

Câu 32: Nguyên tố nào có tính  kim loại  mạnh nhất ?

A.  Mg ( Z = 12 )             B.  Na( Z = 11)                C.  Al ( Z = 13 ) .            D.  Be( Z = 4 ).

Câu 33: Những tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?

A.  Hóa trị cao nhất với oxi                                     B.  Tính kim loại, tính phi kim

C.  số electron lớp ngoài cùng                                 D.  Số lớp electron

Câu 34: Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức R2O7.  R là nguyên tố nào ?

A.  nitơ (Z=7)                  B.  Cacbon(Z=6)             C.  Clo(Z=17)                  D.  Lưu huỳnh (Z=16)

Câu 35: Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit, hidroxit ứng với các nguyên tố trong nhóm IIA là:        A.  tăng                       B.  không đổi  C.  giảm rồi tăng         D.  giảm

Câu 36: Các ion A+, B2+, X2- đều có cấu hình electron bền vững của khí neon là 1s22s22p6.  Vậy các nguyên tử của các nguyên tố tương ứng là

A.  11Na, 20Ca, 8O              B.  11Na, 12Mg, 8O             C.  9F, O, 12Mg                 D.  19K, 20Ca, 16S

Câu 37: Trong BTH các nguyên tố, có bao nhiêu chu kỳ nhỏ và bao nhiêu chu kì lớn ?

A.  3 và 4                         B.  3 và 3                         C.  4 và 4                         D.  4 và 3

Câu 38: Nguyên tử của nguyên tố nào có khuynh hướng nhận thêm 2 electron trong các phản ứng hoá học ?

A.  N (Z = 7)                   B.  O (Z = 8)                    C.  Cl (Z = 17)                 D.  Na (Z = 11)

Câu 39: Nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất ?

A.  F ( Z = 9 )                  B.  Cl ( Z = 17 )               C.  S( Z = 16 ).                D.  O ( Z = 8 ) .

Câu 40: Nguyên tử của nguyên tố nào trong chu kì 3 có bán kính nguyên tử lớn nhất?

A.   Na (Z= 11)           B.   P (Z=15)              C.  Si (Z=14)                           D.  Cl (Z=17)

Câu 41: Tính axit của dãy các hidroxit :  biến đổi như thế nào?

A.   Tăng                     B.  Giảm                      C.  Không thay đổi                 D.  Giảm rồi tăng

Câu 42: Một nguyên tố X mà hợp chất với hidro có công thức .  Oxit cao nhất của X chứa 43,66% X về khối lượng.  X là:    A.   C                                      B.   N                                      C.   P                           D.   S

Câu 43: Hợp chất với hiđro của nguyên tố X có công thức XH3.  Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 74,07 %.  Nguyên tử khối của X là

A.  14.                              B.  31.                              C.  32.                              D.  52

Câu 44: Cho kim loại kiềm Na tác dụng hết với nước thu được 100 ml dung dịch A và 3,36 lit khí hiđro (ở đktc).  Vậy nồng độ mol/lit của NaOH có trong dung dịch A là bao nhiêu ?

A.  3M                             B.  0,15M                        C.  0,3M                          D.  1,5M

Câu 45: Công thức oxit cao nhất của nguyên tố là RO2.  Trong hợp chất khí với hiđro, H chiếm 25% về khối lượng.  Nguyên tố R là:

A.  Nitơ                         B.  Clo                           C.  Cacbon                     D.  Silic

Câu 46: Cho 7,2 gam kim loại X hóa tri 2  tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư  thu được 6,72 lit khí hiđro (ở đktc).  X là kim loại nào ?

A.  Mg                             B.  Fe                               C.  Cu                              D.  Zn

Câu 47: Cho 4,6 gam một kim loại R ở nhóm IA tác dụng với nước thì thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc).   Nguyên tố R là:

A.  Ca                            B.  Ba                             C.  K                              D.  Na

Câu 48: Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp kim loại kiềm ở 2 chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn vào nước thì thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc).  Hai kim loại kiềm đó là:

            A.  Li, Na                    B.  Na, K                     C.  Rb, Cs                   D.  Na, Rb

CHƯƠNG III            LIÊN KẾT HÓA HỌC       

Câu 49. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết ion?

A.  HCl.                      B.  H2O.                      C.  NH3.                      D.  NaCl.

Câu 50. Liên kết trong phân tử NaI là liên kết

A.  CHT không cực    B.  Cho – nhận            C.   Ion                                    D.  CHT có cực

Câu 51. Số  proton, nơtron, electron của ion 56Fe3+(Z=26) lần lượt là:

            A.  26, 53, 23            B.  23, 30, 26                C.  26, 30, 23            D.  26, 30, 26

Câu 52. Các chất trong phân tử có liên kết Ion là:

   A.   CH4,  NaCl,  HNO3.        B.   Al2O3,  K2S,  NaCl

   C.   Na2SO4.   H2S,  SO2.        D.   H2O, K2S, Na2SO3.

Câu 53. Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành do

A.  hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.                

B.  mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung một electron.

C.  nguyên tử clo nhường electron, nguyên tử Na nhận electron tạo nên hai ion ngược dấu, hút nhau tạo nên phân tử NaCl

D.  nguyên tử Na nhường electron, nguyên tử clo nhận electron tạo nên hai ion ngược dấu, hút nhau tạo nên phân tử NaCl.

Câu 54. Khả năng phân cực tăng dần của các chất sau lần lượt là:

            A.  NaF, NaBr, NaI, NaCl                                          B.  NaI, NaBr, NaF, NaCl

            C.  NaI, NaBr, NaCl, NaF                                          D.  NaBr, NaCl, NaI, NaF

Câu 55. Liên kết hóa học trong phân tử flo, clo, brom, iot, oxi đều là:

A.  Liên kết ion.                                              B.  Liên kết cộng hóa trị có cực.

C.  Liên kết cộng hóa trị không cực.              D.  Liên kết đôi.

Câu 56. Liên kết trong phân tử HF, HCl, HBr, HI, H2O đều là

A.  liên kết ion.                                               B.  liên kết cộng hóa trị có cực.

C.  liên kết cộng hóa trị không cựC.              D.  liên kết đôi.

Câu 57. Trong các hợp chất nào sau đây là liên kết ion?

            A.  C2H4                     B.  NO2                        C.  H2S                        D.  MgO

Câu 58. Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố là ns2np5.  Liên kết của các nguyên tố này với nguyên tố hiđrô thuộc loại liên kết nào sau đây?

   A.  Liên kết cộng hoá trị không cực.    B.   Liên kết cộng hoá trị có cực.

   C.   Liên kết cộng hoá trị có cực.                 D.   Liên kết tinh thể.                         

Câu 59. Các chất trong dãy nào sau đây chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực.

 A.    HCl,  KCl, HNO3, NO.                                  B.    NH3, KHSO4,  SO2,  SO3.

  C.    N2, H2S,  H2SO4,  CO2.                                D.   CH4, C2H2,  H3PO4, NO2

Câu 60. Phân tử nào sau đây chỉ có liên kết đơn?

            A.  CH4                       B.  C2H2                      C.  N2                          D.  O2

Câu 61. X là nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng 19, Y là nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng 16.  Công thức phân tử của hợp chất từ hai nguyên tố là:

            A.  X2Y; liên kết giữa X và Y là liên kết ion

B.  X2Y; liên kết giữa X và Y là liên kết cộng hoá trị

            C.  XY ; liên kết giữa X và Y là liên kết ion

            D.  XY ; liên kết giữa X và Y là liên kết ion.

Câu 62. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 18.  Liên kết hóa học trong oxit của X là:

A.  liên kết ion                                                            B.  liên kết cộng hóa trị phân cực

C.  liên kết cộng hóa trị không phân cực        D.  liên kết cho nhận.

Câu 63. Hạt nhân của nguyên tử X có 19 proton, của nguyên tử Y có 17 proton, liên kết hóa học giữa X và Y là:                        

A.  liên kết cộng hóa trị không cực                 B.  liên kết cộng hóa trị có cực

C.  liên kết ion                                D.  liên kết cho nhận.

Câu 64. Điện hóa trị của các nguyên tố Cl,Br trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA là

A.  2-                           B.  2+                          C.  1-                           D.  1+.

Câu 65. Trong hợp chất Al2(SO4)3, điện hóa trị của Al là:

A.  3+                          B.  2+                          C.  1+                          D.  3-.

Câu 66. Cộng hoá trị của cacbon trong các hợp chất sau CH4, C2H4, C2H2, HCHO lần lượt là:

                A.  4, 2, 1, 1          B. .  4, 4, 1, 1              C.  4, 2, 2, 1                D.  Chỉ có hoá trị 4.                                                                                                                         

Câu 67. Trong hợp chất,  nguyên tử nào sau đây luôn có số oxi hoá bằng -1?

            A.  Br                          B.  I                             C.  F                            D.  O

Câu 68. Số oxi hoá của clo trong các hợp chất HCl, HClO, HClO2, HClO3, lần lượt là:

            A.  -1, +1, +2, +3        B.  -1, +1, +3, +5        C.  -1, +1, +3, +6,       D.  tất cả đều sai

Câu 69. Số oxi hoá của lưu  huỳnh trong H2SO4, MgSO4, K2S, S2- lần lượt là:

            A.  +6, +4, -2, 0        B.  +4, +4, -2,-2      C.  +4, +6, 0, 0         D.  +6, +6, -2,-2

Câu 70. Số oxi hoá của nitơ trong phân tử NH3, NO, NO2 lần lượt là:

            A.  -3, +2, +3              B.  +3, +2, +4              C.  -3, +4, +2              D.  -3, +2,+4

Câu 71. Số oxi hoá của nitơ trong các ion NH4+, NO3- lần lượt là:

            A.  -3, +5                     B.  +3, +5                    C.  -4, +5                     D.  -4, +6

Câu 72. Nguyên tử X (Z=7), nguyên tử Y(Z=8).  Công thức phân tử của hợp chất có hoá trị cao nhất có thể là:

            A.  X2Y                      B.  X2Y3                    C.  XY2                    D.  X2Y5

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm học 2018-2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong học tập

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF