HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Tuyển tập các đề thi Hoc kì 2 năm 2018 môn Vật Lý lớp 10 có lời giải và đáp án chi tiết, được sưu tầm và chọn lọc từ đề thi của các trường THPT , với lời giải và đáp án chi tiết cho từng dạng bài tập. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và củng cố lại kiến thức chương trình Vật lý lớp 10, chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới.
Mời các em cùng xem Video Ôn tập học kì 2 môn Vật lý 10 của thầy Thân Thanh Sang hoặc Hướng dẫn giải đề thi Học kì 2 Lý 10 để đạt được kết quả tốt nhất các em nhé!
ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VẬT LÝ 10
Đề tham khảo số 1
SỞ GD-ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT QUÃNG XƯƠNG |
ĐỀ THI HỌC KỲ2 - NĂM HỌC 2017-2018 Môn thi: VẬT LÝ lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..........................................................................................................................................
Câu 1: ( 1,5 điểm) Thế năng trọng trường là gì? Thế năng trọng trường phụ thuộc vào yếu tố nào? Viết công thức tính thế năng trọng trường.
Câu 2: ( 2 điểm)
a) Quá trình truyền nhiệt là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng mà một vật thu vào hoặc tỏa ra trong quá trình truyền nhiệt, nêu rõ tên gọi, đơn vị các đại lượng trong công thức.
b) Nêu hai cách phát biểu nguyên lý II nhiệt động lực học.
Câu 3: ( 1,5 điểm) Hiện tượng mao dẫn là gì? Nhúng một ống thủy tinh tiết diện nhỏ vào nước thì mức nước bên trong ống dâng lên hay hạ xuống so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống? Tại sao?
Câu 4: ( 1điểm) Ở nhiệt độ 15 oC, một thanh ray của đường sắt có chiều dài 12,5 m. Hai đầu các thanh ray phải được đặt cách nhau một đoạn ít nhất bằng bao nhiêu mm để các thanh ray này không bị uốn cong do tác dụng của sự nở nhiệt khi nhiệt độ tăng lên thành 550C ? Hệ số nở dài của mỗi thanh ray là 12.10-6 K-1.
Câu 5: ( 2,5 điểm) Một lượng khí ở nhiệt độ 27oC thể tích 12 lít và áp suất 105 N/m2 được đun nóng đẳng áp đến nhiệt độ 87oC.
a) Tính thể tích của lượng khí sau khi đun nóng.
b) Tính công do khí thực hiện được.
c) Tính nhiệt lượng khí nhận được khi đun nóng, biết nội năng khí tăng thêm 36J.
Câu 6: ( 1,5 điểm) Một quả bóng có khối lượng 250 gam đang chuyển động với tốc độ 4 m/s theo phương ngang thì đập vào một bức tường thẳng đứng và bật ngược trở lại với cùng tốc độ. Tính độ lớn trung bình của lực mà tường tác dụng lên bóng trong thời gian bóng chạm tường. Biết thời gian bóng chạm tường là 0,2 s./.
---------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1
Câu |
Nội dung đáp án |
Điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) |
Thế năng trọng trường là gì? Thế năng trọng trường phụ thuộc vào yếu tố nào? Viết công thức tính thế năng trọng trường.
|
0,5 0,5 0,5 |
Câu 2 (2 điểm ) |
a) Quá trình truyền nhiệt là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng mà một vật thu vào hoặc tỏa ra trong quá trình truyền nhiệt, nêu rõ tên gọi, đơn vị các đại lượng trong công thức. b) Nêu hai cách phát biểu nguyên lý II nhiệt động lực học.
a) Quá trình truyền nhiệt là quá trình làm biến đổi nội năng mà không có sự thực hiện công. Công thức Q = m.c.Δt Với : Q : Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào ( J ) m : Khối lượng ( Kg ) c : Nhiệt dung riêng ( J/Kg.K ) Δt : Độ biến thiên nhiệt độ ( ºC ) b) Phát biểu của Clau-di-ut : Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn . Phát biểu của Các-nô : Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học . |
0,5 0,25
0,25
0,5
0,5 |
Câu 3 (1,5 điểm) |
Hiện tượng mao dẫn là gì? Nhúng một ống thủy tinh tiết diện nhỏ vào nước thì mức nước bên trong ống dâng lên hay hạ xuống so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống? Tại sao?
|
1
0,25 0,25 |
Câu 4 (1 điểm) |
Ở nhiệt độ 15 oC, một thanh ray của đường sắt có chiều dài 12,5 m. Hai đầu các thanh ray phải được đặt cách nhau một đoạn ít nhất bằng bao nhiêu mm để các thanh ray này không bị uốn cong do tác dụng của sự nở nhiệt khi nhiệt độ tăng lên thành 550C ? Hệ số nở dài của mỗi thanh ray là 12.10-6 K-1. |
Công thức: 0,5 Đáp số: 0,5 |
Câu 5 ( 2,5 điểm) |
Một lượng khí ở nhiệt độ 27oC thể tích 12 lít và áp suất 104 N/m2 được đun nóng đẳng áp đến nhiệt độ 87oC. a) Tính thể tích của lượng khí sau khi đun nóng. b) Tính công do khí thực hiện được. c) Tính nhiệt lượng khí nhận được khi đun nóng, biết nội năng khí tăng thêm 36J. |
Công thức: 0,5 Đáp số: 0,5 |
Câu 6 (1,5 điểm) |
Một quả bóng có khối lượng 250 gam đang chuyển động với tốc độ 4 m/s theo phương ngang thì đập vào một bức tường thẳng đứng và bật ngược trở lại với cùng vận tốc. Tính độ lớn trung bình của lực mà tường tác dụng lên bóng trong thời gian bóng chạm tường. Biết thời gian bóng chạm tường là 0,2 s.
\(\begin{array}{l} F.0,2 = 0,25.4 – 0,25.(-4) F = 10 N |
0,25 0,25 0,25 0,75 |
ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 2
ĐỀ SỐ 2
I. LÝ THUYẾT: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Thế nào là quá trình đẳng tích? Phát biểu và viết công thức định luật Sac-Lơ?
Câu 2: (1 điểm) Tại sao tim đèn dầu dẫn dầu từ bầu chứa dầu lên cao để ta đốt cháy được?
Câu 3: (2 điểm) Hãy phát biểu và viết biểu thức của định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
I. BÀI TẬP: (5 điểm)
Bài 1: (1,5 điểm) Một vật có khối lượng 200 (g )được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 45 (m) xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10( m/s2 ). Chọn gốc thế năng ở mặt đất. Hãy tính:
a. Cơ năng của vật tại vị trí thả vật. (0,75 điểm)
b. Vận tốc của vật khi vừa chạm đất. (0,75 điểm)
Bài 2: (2 điểm) Một xe tải có khối lượng 4 (tấn), bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 200 (m) thì vận tốc đạt 72 (km/h). Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,05.
a.Tính công của lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường (1 điểm)
b.Tính công của lực kéo của động cơ. Lấy g = 10 m/s2. Áp dụng định lí động năng để giải (1 điểm)
Bài 3: (1,5 điểm) Một quả bóng có dung tích 2,5 (lít). Người ta bơm không khí ở áp suất 105(Pa ) vào bóng. Mỗi lần bơm được 0,125 (lít) không khí. Tính áp suất của không khí trong bóng sau 40 lần bơm. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ không khí không thay đổi.
------------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2
Câu |
Trả lời |
Điểm |
Ghi chú |
1 |
Thế nào là quá trình đẳng tích? Phát biểu và viết công thức định luật Sac-Lơ? |
2 đ |
|
- Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích - Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. |
|
|
|
2 |
Tại sao tim đèn dầu dẫn dầu từ bầu chứa dầu lên cao để ta đốt cháy được? |
1 đ |
|
Do có hiện tượng mao dẩn giữa các sợi chỉ trong tim đèn và bầu chứa dầu. |
1đ |
|
|
3 |
Hãy phát biểu và viết biểu thức của định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực. |
2 đ |
|
- Phát biểu: Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực, thì cơ năng của vật là đại lượng bảo toàn. |
|
|
|
II. BÀI TẬP: |
|||
1 |
Một vật có khối lượng 200 g được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 45 m xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10 m/s2. Hãy tính: a. Cơ năng của vật tại vị trí thả. b. Vận tốc của vật khi vừa chạm đất. |
1,5 đ |
|
- Chọn gốc thế năng tại mặt đất a. Cơ năng của vật tại vị trí thả: W1 = Wñ(1) + Wt(1) = 90 (J) b. b. Vận tốc khi vật chạm đất Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng W1 = W2 ⇒v2 = 30 (m/s) |
|
|
|
2 |
Một xe tải có khối lượng 4 tấn, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 200 m thì vận tốc đạt 72 km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,05. Tính công của lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường và công của lực kéo của động cơ. Lấy g = 10 m/s2. (Áp dụng định lí động năng để giải) |
2đ |
|
- Lực ma sát: Fms = mmg = 0,05.4000.10 = 2000 (N) - Công cản của lực ma sát: AFms = FmsScosa = 2000.200.cos1800 = - 400.000 (J) - Áp dụng định lí động năng: AFk = 1.200.000 (J) |
|
Nếu làm gộp đúng vẫn chấm trọn điểm |
|
3 |
Một quả bóng có dung tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105 Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí. Tính áp suất của không khí trong bóng sau 45 lần bơm. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ không khí không thay đổi |
1,5 đ |
|
TT1 đẳng nhiệt TT2 V1 =125.45 = 5625 cm3 = 5,625(l) V2 = 2,5 (l) p1 = 105 Pa p2 = ? Pa T1 T2 = T1 Giải: Vì nhiệt độ không đổi V1p1 = V2p2 ⇒p2 = 2.105 (Pa) |
|
|
ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 2
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN CHUNG (8 điểm) (Dành cho tất cả các lớp)
Câu 1 (1,5 điểm) Trình bày Nguyên lý I nhiệt động lực học. Quy ước về dấu.
Câu 2 (1.5 điểm)phát biểu nguyên lý II nhiệt động lực học.
Câu3/ (2đ) Sự nở dài (vì nhiệt) của vật rắn là gì ? Phát biểu và viết công thức độ nở dài của vật rắn ? Hệ số nở dài phụ thuộc vào gì ?
Câu 4. Một lượng khí chứa trong xilanh có pittong chuyển động được. Lúc đầu khí có thể tích v1=7 lít, áp suất P1= 105Pa, nhiệt độ T1 = 2800K. Nhờ sự truyền nhiệt lượng 2000J khí trong xi lanh dãn nở đẳng áp thể tích lên 10 lít. Tính :
- Công của khí thực hiện được. (1đ)
- Độ biến thiên nội năng của khí . (1đ)
- Nhiệt độ sau cùng của khí. (1đ)
II. PHẦN RIÊNG ( 2 điểm)
Câu 1 (2 đ ) ( Dành cho các lớp 10A4 --> 10A9)
Moät khoái kim loaïi coù theå tích 50 cm3 ôû 200C . Khi nhiệt độ tăng lên đến 2200C thì thể tích khối kim loại tăng thêm 0,36 cm3. Tính heä soá nôû daøi của kim loại ?
Câu 2. (2 điểm) (Dành cho lớp 10A1 --> 10A3)
Cho khối khí lý tưởng có quá trình biến đổi theo đồ thị như hình vẽ.
a. Hãy giải thích các quá trình biến đổi.
b. Vẽ lại trong hệ trục (OPV) và (OPT).
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3
Câu 1(1,5đ)
Trình bày Nguyên lý I nhiệt động lực học. Quy ước về dấu. |
1,5 |
Nguyên lý I nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. - Quy ước về dấu: Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng Q < 0:Hệ truyền nhiệt lượng A > 0: Hệ nhận công A < 0: Hệ thực hiện công |
0,25đ 0,25đ 0,25đ*4 |
Câu 2 (1.5đ)
a/ Cách phát biểu của Claudiut
Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn
b/ cách phát biểu của Cac nô
Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
Câu 3 (2 đ)
|
+ Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài ( vì nhiệt ) . + Độ nở dài rl của vật rắn ( hình trụ đồng chất ) tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ rt và độ dài ban đầu l0 của vật đó . |
Câu 4. a) A = P.∆V = 300J
b) ∆U = A + Q = 1700J
c) T2 =
Bài toán
Câu 1:
Câu 2: (2 điểm) (Dành cho lớp 10A1đến 10A3)
a) Giải thích các quá trình biến đổi (0,5 đ)
1 - 2 đẳng áp, V tăng, T tăng
2 - 3 đẳng nhiệt, V giảm, P tăng (sai một quá trình thì trừ 0,25 đ)
3 - 1 đẳng tích, T giảm, P giảm
b) Vẽ đúng hai hình (1,5 đ)
ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 2
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (2,5 điểm)
- Nội năng là gì? Nội năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Có những cách nào làm thay đổi nội năng của một vật?
- Phát biểu nguyên lý II nhiệt động lực học theo cách của Clau-di-út.
Về mùa hè, người ta dùng máy điều hòa nhiệt độ để truyền nhiệt từ trong phòng ra ngoài trời (mặc dù nhiệt độ ngoài trời cao hơn trong phòng). Hỏi điều này có vi phạm nguyên lý II NĐLH không? Tại sao?
Câu 2 (1,5 điểm): Động năng là gì? Viết công thức và đơn vị tính động năng.
Áp dụng: Vật khối lượng 0,5kg được thả rơi tự do từ độ cao 120m so với mặt đất. Tính động năng của vật sau 2 giây kể từ khi thả vật. Cho g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí.
Câu 3 (2 điểm): Viết phương trình trạng thái khí lý tưởng.
Áp dụng: Pit tông của một máy nén sau mỗi lần nén đưa được 4 lít khí ở nhiệt độ 270C, áp suất 1atm vào bình chứa khí có thể tích 3000 lít. Pít tông thực hiện 1000 lần nén và nhiệt độ khí trong bình là 420C. Áp suất của khí trong bình khi đó là bao nhiêu?
Câu 4 (2 điểm): Từ độ cao cách mặt đất 2m, một vật có khối lượng 0,2kg được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc 5m/s. Lấy g = 10m/s2 . Bỏ qua sức cản của không khí. Chọn gốc thế năng tại mặt đất .
- Tính cơ năng của vật.
- Tìm độ cao cực đại mà vật đạt tới.
Câu 5 (2 điểm) : Một ôtô khối lượng 3 tấn đang chuyển động thẳng đều trên đường với vận tốc 54km/h thì gặp chướng ngại vật nên tài xế tắt máy, hãm phanh. Độ lớn của lực hãm phanh là 7500N. Tính:
- Quãng đường ô tô đi được cho tới khi dừng lại?
- Thời gian từ lúc hãm phanh cho tới khi dừng lại?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 4
Câu 1 2.5 |
a/ Nội năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật Nội năng của vật phụ thuộc vào 2 yếu tố: nhiệt độ và thể tích của vật. Có 2 cách làm thay đổi nội năng: thực hiện công và truyền nhiệt |
0.5 0.5 0.5 |
|
b/ Nguyên lý II NĐLH (Clau-di-út): Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn Điều đó không vi phạm nguyên lý II NĐLH vì nhiệt không tự truyền từ trong phòng (lạnh hơn) ra ngoài trời (nóng hơn) mà có sự can thiệp của vật khác là cái máy lạnh |
0.5 0.5
|
Câu 2 1.5 |
Động năng là năng lượng mà vật có được do chuyển động Công thức: Wđ = mv2 (J) |
0.5 |
Vận tốc sau 2 giây: v = gt = 10.2 = 20 (m/s) Động năng của vật sau 2 giây: Wđ = .0,5.202 = 100 (J) |
|
|
Câu 3 2.0 |
|
|
Câu 4 2.0 |
a/ Cơ năng của vật: W = mgh + ½ mv2 = 0,2.10.2 + ½.0,2.52 = 6,5 J |
1.0 |
b/ Độ cao cực đại mà vật đạt tới Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng: 6,5 = mghmax hmax = 3,25 m |
0.5 0.5 |
|
Câu 5 2.0 |
|
|
ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 2
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (1,0 điểm) Nêu định nghĩa, viết công thức và cho biết ý nghĩa của động lượng.
Câu 2: (1,5 điểm) Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát, viết công thức, đơn vị. Nêu ý nghĩa của công âm?
Câu 3: (2,0 điểm) Đẳng quá trình là gì? Thế nào là quá trình đẳng nhiệt? Phát biểu và viết biểu thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.
Câu 4: (1,0 điểm) Một vật có khối lượng 100 kg đang chuyển động với vận tốc 6 m/s thì vướng phải một vật khối lượng 20 kg đang đứng yên làm cả hai cùng chuyển động với vận tốc v. Tìm v và cho biết chiều chuyển động của hai vật sau va chạm. Biết các chuyển động cùng phương.
Câu 5: (1,5 điểm) Một người đẩy một cái thùng đặt trên sàn nhà với lực không đổi có độ lớn Fđ = 300 N theo phương ngang (α = 0o) làm thùng dịch chuyển được quãng đường 15 m trong 30 giây. Lực ma sát giữa thùng và sàn nhà Fms = 100 N. Tính công và công suất của hợp lực tác dụng lên thùng trong khoảng thời gian trên.
Câu 6: (1,5 điểm) Một vật được thả rơi tự do từ một đỉnh tháp, khi rơi đến vị trí có độ cao bằng lần độ cao ban đầu thì vận tốc của vật bằng 8 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ cao nơi thả vật.
Câu 7: (1,5 điểm) Một lượng khí xác định được nén đẳng nhiệt từ thể tích 2 lít xuống còn 0,5 lít, áp suất khối khí tăng từ 1,5.105 Pa lên p2. Tìm p2. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái của khối khí trong hệ tọa độ (p,V).
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 5
CÂU (Điểm) |
ĐÁP ÁN |
ĐIỂM |
GHI CHÚ |
1 (1.00) |
Định nghĩa: Động lượng của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc là đại lượng được xác định bằng công thức: |
0.50 |
|
p = m.v |
0.25 |
|
|
Ý nghĩa: Động lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật. |
0.25 |
|
|
2 (1.50) |
Định nghĩa: Khi một lực không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc α thì công thực hiện bởi lực đó được tính theo công thức: |
1.00 |
|
Ý nghĩa: Công âm là công của lực cản trở chuyển động. |
0.5 |
|
|
3 (2.00) |
Đẳng quá trình: là quá trình biến đổi trạng thái trong đó có một thông số trạng thái không đổi. |
0.50 |
|
Quá trình đẳng nhiệt: là quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi. |
0.50 |
|
|
Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. |
0.75 |
|
|
pV = hằng số |
0.25 |
|
|
4 (1.00) |
v = 5 m/s. |
0.75 |
|
Hai vật chuyển động theo chiều của vật thứ nhất lúc đầu. |
0.25 |
|
|
5 (1.50) |
|
|
|
6 (1.50) |
|
|
|
7 (1.50) |
|
|
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là phần trích một phần câu hỏi trong đề thi Học kì 2 của một số đề thi Hoc kì 2 môn Vật Lý lớp 10 chọn lọc có lời giải và đáp án chi tiết .
Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng bộ đề này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi quan trọng sắp tới.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
-
Xem video: Hướng dẫn giải đề thi học kì 2 môn Vật Lý 10 | HỌC 247
- Thi Online: Đề thi học kì 2 môn Vật lý 12 năm 2018- Sở GD tp.HCM
Chúc các em học tốt!